tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 30-08-2017

  • Cập nhật : 30/08/2017

Sửa quy định về xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đang được Bộ Tài chính xây dựng. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định xử phạt các hành vi liên quan đến việc không thực hiện đăng báo, công bố không đúng thời hạn, công bố không đúng về những nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật; xử phạt các hành vi liên quan đến việc bổ nhiệm, phân công công việc và thực hiện nhiệm vụ đối với người quản trị điều hành doanh nghiệp như chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, kiểm soát viên, trưởng ban kiểm toán nội bộ; giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc, phó giám đốc của chi nhánh nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi quy định hành vi vi phạm về giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc tổn thất riêng lẻ từ mức 5% lên 10% cho phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, dự thảo còn sửa đổi, bổ sung quy định về việc đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trước khi triển khai và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã đăng ký với Bộ Tài chính cho phù hợp với quy định tại Điểm a Khoản 4 và Khoản 6 Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.(daibieunhandan)
----------------------------------

Tăng giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 8/2017 tăng 0,92%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng 7/2017. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 10 nhóm có chỉ số giá tháng 8 tăng so với tháng 7.

tang gia dich vu y te day cpi thang 8/2017 tang 0,92%. nguon: internet

Tăng giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 8/2017 tăng 0,92%. Nguồn: internet

Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,86% (dịch vụ y tế tăng 3,72%) do trong tháng có 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế (tác động làm CPI tăng khoảng 0,14%).

Theo sau là nhóm giao thông tăng 2,13% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 4/8/2017 và thời điểm 19/8/2017 (tác động làm CPI tăng khoảng 0,2%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%, trong đó lương thực tăng 0,31%; thực phẩm tăng 1,64% do giá thịt lợn và rau xanh tăng mạnh, tác động làm CPI tăng 0,37%...

Bên cạnh đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93% (giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,27%; giá gas trong nước điều chỉnh tăng 8,91% từ đầu tháng Tám; giá dầu hỏa bình quân tháng 8/2017 tăng 5,14%); giáo dục tăng 0,57% (dịch vụ giáo dục tăng 0,51%) do trong tháng có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ...

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2017 tăng 3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2017 tăng 1,23% so với tháng 12/2016 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2017 tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2017 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.(Tapchitaichinh)
------------------------------

Công ty Pháp mang 5.000 con bò đầu tư vào Nga

Công ty sữa của Pháp đã lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga để giảm thiểu tác hại của lệnh trừng phạt.

Bloomberg thông tin, nhà sản xuất sữa Danone của Pháp quyết định lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga nhằm giảm thiểu hậu quả từ lệnh cấm nhập khẩu các loại pho mát châu Âu của Nga.

Theo đó, Danone đã đưa 5.000 con bò đến trang trại của mình ở Siberia để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp của họ.

Những con bò Holstein vượt qua 4.500 km trong xe tải từ Hà Lan và Đức, để được đến thị trấn ở tỉnh Tyumen.

chau au mang bo toi nga de lam nguon sua.

Châu Âu mang bò tới Nga để làm nguồn sữa.

Công ty Pháp này không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nhiều năm nay, nhưng đối với Nga đã có ngoại lệ.

Theo Bloomberg, lệnh cấm nhập khẩu phomat châu Âu của Nga đã đẩy giá sữa ở nước này lên cao, tới mức nhà sản xuất sữa chua của Pháp không thể chịu được chi phí quá cao.

Việc tự sản xuất ra nguồn sữa tại Nga sẽ khiến chi phí của hãng sản xuất này tăng lên.

Người đứng đầu chi nhánh Nga của Danone là ông Charlie Capetti cho Bloomberg biết: "Giá sữa tăng lên liên tục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất sữa chua".

Việc đầu tư của Danone vào Nga bằng cách mang hẳn số lượng bò rất lớn sang vùng Siberia sẽ giúp công ty này thoát khỏi tình trạng giá sữa bị đẩy lên cao tới 14% và ảnh hưởng tới việc bán hàng.

nga da cam nhap khau bo va phomai chau au tu nam 2014 khien chau au co the thieu tram trong bo cho giang sinh toi.

Nga đã cấm nhập khẩu bơ và phomai châu Âu từ năm 2014 khiến châu Âu có thể thiếu trầm trọng bơ cho Giáng Sinh tới.

Danone đã đầu tư vào trang trại 60 ha (150 mẫu Anh) với nhà sản xuất địa phương Damate, ông Cappetti cho biết. Những con bò đầu tiên đã bắt đầu cung cấp sữa cho Danone vào tháng 5 vừa qua, và đợt vận chuyển gia súc cuối cùng sẽ đến vào tháng 9.

Việc đầu tư của nhà sản xuất Pháp vào Nga nhằm né tránh lệnh trừng phạt đã cho thấy mặt có lợi của các biện pháp đáp trả mà Tổng thống Nga nhằm vào phương Tây bắt đầu từ năm 2014.

Không chỉ các công ty của Pháp mà hàng loạt hãng thực phẩm của Mỹ cũng đã bất chấp lệnh trừng phạt để tiến vào thị trường Nga.

Tạp chí Forbes hồi tháng 8/2016 bình luận, Mỹ đang cố gắng tưởng tượng kinh doanh với Nga là một cái gì đó rất tồi tệ, nhưng nhiều công ty lớn của nước Mỹ không chịu để mất quan hệ kinh doanh với Nga.

"Hôm nay, các quy tắc chính trị yêu cầu phải ghét bỏ Nga. Nếu như bạn có yêu nước Nga một chút xíu, có nghĩa là bạn ủng hộ ông Putin, hay là bạn đang chịu ảnh hưởng của mafia Nga" - Tạp chí này đánh giá.

 Pfizer đang chuẩn bị lập liên doanh với công ty dược phẩm Nga "NovaMedika".

Cuối tháng 7/2016, Boeing đã ký thỏa thuận về dự án chung với nhà sản xuất titan "VSMPO-Avisma" của Nga và Đại học Liên bang Ural.

Năm ngoái Ford đã khai trương dây chuyền sản xuất 4 mẫu xe hơi tại LB Nga.

nhieu cong ty my danh gia nga la thi truong chien luoc de dau tu lau dai

Nhiều công ty Mỹ đánh giá Nga là thị trường chiến lược để đầu tư lâu dài

Các công ty khổng lồ như PepsiCo, Procter & Gamble, McDonald, Mondelez International, General Motors, Johnson & Johnson, Cargill, Alcoa, và General Electric cũng không ngại làm việc với Nga.

Hơn thế nữa, có thêm những tập đoàn mới của Mỹ xuất hiện tại Nga. Những công ty thực phẩm của Mỹ như Starbucks và Krispy Kreme đang mở rộng kinh doanh của họ.

Kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ tại Nga (AmCham) cho thấy, phần  lớn những công ty của Mỹ hoạt động tại Nga cho rằng, đất nước là một trong những thị trường chiến lược.

Theo số liệu khảo sát, 79% số người được hỏi nêu danh Nga là một trong những thị trường chiến lược đối với bản thân họ, và 69% đưa nó vào danh sách top 10 nước hàng đầu cho kinh doanh của họ. Liên bang Nga được công nhận là thị trường chính của 12% công ty, và 9% công ty khác đặt ở tầm quan trọng thứ yếu.

Chủ tịch AmCham Alexis Rodzianko, trong khi trình bày nghiên cứu đã ghi nhận rằng, thống kê chính thức của Mỹ về đầu tư vào Nga không phải lúc nào cũng tương ứng với thực tế.

Ví dụ, đầu tư tích lũy ở Nga của 59 công ty đa quốc gia do Phòng Thương mại Mỹ khảo sát lên tới  49,7 tỷ $.

Trong khi đó, thống kê chính thức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ nói đến  36,8 tỷ $ đầu tư tích lũy.(Baodatviet)
----------------------------

Dân Mỹ mất mát hàng chục tỉ USD vì bão Harvey

Theo ước tính ban đầu, siêu bão Harvey có thể gây thiệt hại về tài sản, nhà cửa lên đến 30 tỉ USD tại Mỹ. Thế nhưng nhiều người Mỹ lại không mua bảo hiểm do lũ lụt.

can nha do sap do bao harvey o thanh pho rockport, bang texas, ngay 26-8 - anh: reuters

Căn nhà đổ sập do bão Harvey ở thành phố Rockport, bang Texas, ngày 26-8 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, tuy nhiên chỉ 40% con số thiệt hại đó được các hãng bảo hiểm thanh toán, gánh nặng còn lại chính quyền liên bang sẽ phải lo.

Chính sách bảo hiểm nhà riêng ở Mỹ nhìn chung chỉ đền bù cho các hư hại gây ra do gió, và trong một số trường hợp là nước ngập trong các trận bão.

Nhưng trong gần nửa thế kỷ qua, hầu hết hư hại do lũ đều do Chương trình bảo hiểm lũ lụt quốc gia Mỹ bồi thường. Bản thân chương trình này cũng đang phải đối mặt với khó khăn tài chính.

Hiện chính lũ lụt mới gây ra thiệt hại lớn nhất trong cơn bão Harvey. Tại những khu vực dân cư mà chính quyền khuyến cáo, và thậm chí là bắt buộc, mua bảo hiểm lũ lụt lại ít có người dân nào làm điều này.

Đơn cử như ông Watson sống ở một khu vực dễ có khả năng xảy ra lũ ở South Carolina. Ông nói chỉ có có gia đình ông và một vài người hàng xóm bỏ tiền ra mua bảo hiểm lũ lụt, dù chi phí này khá thấp so với cam kết bồi thường.

“Bảo hiểm đó khá rẻ” - ông Charles C. Watson Jr., nhà sáng lập Enki Holding L.L.C - công ty chuyên phân tích dữ liệu thiên tai, cho biết. Ông Watson ước tính giá trị thiệt hại đối với nhà cửa sau trận bão Harvey này vào khoảng 30 tỉ USD.

Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang Hoa Kỳ có công bố một số bản đồ các khu vực lũ trong 100 năm và đưa ra tỉ lệ bảo hiểm dựa trên dữ liệu này. Bản đồ nêu chi tiết nơi các cơn bão có thể đổ bộ, hoặc con sông nào có thể tràn bờ.

“Tuy nhiên, chúng không dự báo được tình huống khi lượng mưa vượt quá công suất của hệ thống thoát nước bão. Đó là những gì xảy ra ở Houston, ở một quy mô chưa từng ai chứng kiến trước đây” - bà Carolyn Kousky, một chuyên gia về chính sách của Mỹ, bình luận.

cu dan o phia dong tp houston xach theo do dung ca nhan di tan ngay 28-8 - anh: reuters

Cư dân ở phía đông TP Houston xách theo đồ dùng cá nhân di tản ngày 28-8 - Ảnh: REUTERS

Điều này có nghĩa nhiều người sở hữu nhà đang lội nước bì bõm ở Houston chưa từng bị bắt buộc mua bảo hiểm lũ lụt, lý do là điền sản của họ không nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ.

Những ai không có bảo hiểm sẽ phải nộp đơn xin trợ cấp hoặc nhận các khoản vay rẻ từ chính quyền liên bang. Thời gian nhận được tiền sẽ bị trì hoãn do các thủ tục, ấy là trong trường hợp yêu cầu của họ may mắn được chấp nhận.

Chương trình bảo hiểm lũ lụt quốc gia ở Mỹ được hình thành năm 1968, sau khi hầu hết các công ty bảo hiểm tư nhân ở Mỹ dừng bảo hiểm loại thiên tai này. Lý do là họ không thể thu số tiền đủ cao để bù đắp cho khoản bồi thường cam kết.

Mức bồi thường tối đa cho một căn nhà theo chương trình này là 250.000 USD, tài sản bên trong là 100.000 USD, và 500.000 USD cho một công trình kinh doanh cùng tài sản bên trong.

Tuy đặt ra giới hạn bồi thường như vậy, khả năng tài chính của chương trình bảo hiểm cũng đã khá yếu. Khi cơn bão Katrina phá tan hoang ở Mỹ hồi năm 2005, chương trình đã phải vay 17 tỉ USD từ Bộ Tài chính Mỹ để thanh toán các khoản thiệt hại và cho đến nay chưa trả hết nổi số nợ.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục