Sò là hải sản vừa ngon, vừa là món ăn bổ dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất, nó còn được ưa chuộng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
Nếu chưa chế biến ngay thì ốc phải được ngâm trong nước qua một đêm. Còn muốn chế biến ngay, có thể ngâm bằng những lát ớt thật cay trong vòng ít nhất là hai tiếng rồi mới đem vào luộc. Khi bắc ốc lên bếp luộc chỉ nên đổ thật ít nước để ốc chín bằng hơi hoặc cho một chút rượu để đánh bay mùi tanh của ốc. Nếu muốn ốc có mùi thơm ngay từ đầu có thể cho gừng và một ít lá sả luộc chung. Sau khi ốc chín, khêu từng con, lấy ruột.
Cũng giống như nhiều loại cá nhập khẩu khác, cá Bơn của Hàn Quốc đã không còn xa lạ với người Việt Nam. Thịt cá Bơn mềm, hương vị ngậy, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Xong với đặc trưng nguyên liệu tươi, chế biến cá Bơn thành món gỏi là đơn giản và hấp dẫn hơn cả.
Sủi cảo Sơn Đông chỉ mới có mặt ở thành phố vài năm trở lại đây. Quán sủi cảo Đại Nương trên đường Lê Hồng Phong, quận 5 là quán sủi cảo theo đúng gốc của vùng Sơn Đông
Từ nhiều chục năm qua, cá lóc nướng trui, món ăn dân dã của Đồng bằng sông Cửu Long đã trở nên lừng lẫy trong văn hóa ẩm thực nước ta. Ai đã từng thưởng thức một lần cá lóc nướng trui cũng đều nghe dư vị thơm ngon và tính hoang dã đồng sâu nước mặn còn thoang thoảng quanh khứu giác. Gần đây món “chân quê” khác cũng đã có vị trí quan trọng trong thực đơn các nhà hàng lớn, đó là món gà nướng đất sét.
Nếu như người dân Hà Thành tự hào về cốm làng Vòng, một món ăn từ lâu như đã trở thành nét đặc trưng của Hà Nội để du khách gần xa nhớ và nhắc đến vào mỗi độ thu về thì người dân Khơmer sinh sống ở vùng đất Nam bộ lại tự hào với bạn bè bốn phương về đặc sản cốm dẹp. Đây là món ăn dân dã của đồng quê Nam bộ và là một lễ phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng trăng rằm tháng 10.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói “quê hương” của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề. Những chân nấm nhỏ hơn nấm rơm một chút, cao chừng 2 cm, bum búp xinh như chờ đón những bàn tay hái. Nấm phải hái vào sáng tinh sương, vì khi mặt trời lên nấm sẽ rụi tàn.
Cá đối là loại cá xương nước lợ, thân tròn dẹt, dài khoảng 2 tấc. Hai vây lưng rộng, vây lưng trước nhỏ, có 4 gai, vây lưng sau mềm, cách xa vây trước. Vảy tròn, màu bạc. Cá đối rất dạn nên rất dễ đánh bắt. Quăng chài hoặc thả lưới nổi, bữa trúng, thu hoạch “rụng tay”...
Cù lao Câu có loài dông sống trong hang cát. Bắt dông phải rình mò và té nhiều lần, có khi phải… “té máu”. Thịt dông ngon tuyệt nên cũng đáng công...
Nói rằng về Tây Ninh ăn… gà Mông, nghe có vẻ nghịch lý nhưng bạn có thể thưởng thức món khoái khẩu này ngay giữa không gian hữu tình có rừng, có núi, có hồ như giữa xứ sở của người Mông…
Một trong những món quà quê bạn nên thưởng thức ở xứ Thanh là bánh cuốn. Nhiều người sành ăn cho rằng, bánh cuốn ở Thanh Hóa có thể so với bánh cuốn Thanh Trì- Hà Nội. Bánh cuốn Thanh Trì được tráng to thì bánh cuốn ở Thanh Hóa được tráng trên nồi hơi nhỏ để mỗi một cái bánh vừa hẳn một miếng ăn chứ không cần dùng kéo cắt lại. Nhân bánh cũng là thịt, hành khô, nấm mèo, nấm hương bằm nhỏ rồi xào lên. Khách đến quán, ngồi quanh nồi tráng bánh đón tận tay từng chiếc bánh nóng hổi... rồi vừa thổi vừa thưởng thức. Mãi không biết no !