Một lần đi công tác ở Huế, trời se lạnh, được ăn món cơm hến, vị cay đậm đà của món ăn này làm tôi chợt nhớ đến một món ăn ở Cần Thơ quê tôi.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc chế biến được rất nhiều món từ nướng, chiên, hấp, nấu canh. Đến ĐBSCL, bạn hãy thử dùng qua món “cá lóc hấp mẻ” rất bình dân nhưng không kém phần độc đáo.
ừ hàng chục năm trước, tại Trà Vinh đã xuất hiện món gà nấu ớt. Món ăn này ngày nay rất hiếm người biết vì hầu như gần như thất truyền, chẳng biết vì lý do gì. Vài năm qua, có một khách sạn - nhà hàng hạng sao ở thành phố Cần Thơ đã sưu tầm được món gà nấu ớt, đưa vào thực đơn đám tiệc, rất được thực khách ưa thích. Bởi, gà nấu ớt vừa lạ miệng vừa hấp dẫn với hương vị độc đáo của nó mà các món khác không có. Gà nấu ớt cay vừa phải, ngọt thịt và nước dùng, khiến thực khách sau khi “chén chú chén anh” gần bí tỉ, chỉ cần húp miếng nước lẩu, mồ hôi tươm ra, khỏe khoắn trở lại.
Bạn là người sành nhiều món ăn lạ của Đồng bằng sông Cửu Long ư? Nhưng nếu bạn chưa dùng qua món “Chuột đồng ướp chao nướng vỉ” thì chưa thể gọi là đã thưởng thức hết những đặc sản độc đáo của miền sông nước ...
Cá ngát thuộc loại cá da trơn, đầu to hơn thân, có râu (xúc tu), giống cá trê trắng nước ngọt. Có hai loại cá ngát: một loại sống ở vùng biển nước lợ, người ta đánh bắt bằng ghe cào, ghe câu, đóng đáy... Loại cá ngát sống ở sông, người ta đánh bắt bằng câu, vợt hoặc thụt hang.
Cù lao Chàm cách biển Cửa Đại 15km, cách Hội An 19km. Từ cửa Đại – Hội An, chỉ với 20 phút đi canô theo hướng đông bắc sẽ đến hòn Ông – hòn đảo lớn nhất của cù lao Chàm. Ngoài vẻ đẹp của biển đảo, núi rừng hòn Ông còn một đặc sản độc đáo khác là cua đá
Du khách mọi miền đến Trà Vinh tham quan vùng Cầu Ngang, Duyên Hải, phần lớn đều có dịp thưởng thức hương vị khó quên của “bánh tét Trà Cuôn” - một “đặc sản” của địa phương và chợ này được gọi là “chợ bánh tét” độc nhất vô nhị ở miền Tây Nam bộ.
Nổi tiếng khắp cả nước với thức ăn điểm tâm hủ tiếu, Mỹ Tho (Tiền Giang) còn được nhiều khách sành ăn hâm mộ với món nhậu xương rắn chiên giòn.
Nói tới bánh tráng phơi sương là người ta nghĩ ngay tới Trảng Bàng (Tây Ninh), bởi đây là một “thương hiệu” đã có từ hàng chục năm nay. Để có được vị trí này trong làng ẩm thực cả nước, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng phải vượt qua các loại bánh tráng nổi tiếng xưa nay của Nam bộ bằng phong cách rất riêng của mình.
Đến thành phố Sóc Trăng vào sáng sớm, bạn sẽ “choáng ngợp” trước những quán bún hầu như san sát nhau ở một khu phố nhỏ. Nơi nào cũng trương bảng: bún nước lèo, bún gỏi dà và bún tiêu. Bún bán trong quán lịch sự có, ngoài lề đường cũng không hiếm. Người ăn chen chúc nhau, cho thấy các món bún này đã là “hồn cốt” của cư dân địa phương.
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh 3 nằm cuối cù lao, là nơi tiếp giáp biển Đông. Dọc theo bờ biển là cánh rừng bần phòng hộ khổng lồ dài khoảng 300 km. Tham quan rừng bần bằng xuồng khi thủy triều lên, bạn sẽ được chiêm ngắm nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Đặc biệt, bạn sẽ bắt gặp một vài lão nông dò dẫm thò tay vào bãi bùn ở những đoạn cát bồi bắt những chú cá nhỏ trong hang. Đó là cá bống sao - đặc sản xứ này.