Không biết có phải vì xu hướng hội nhập mà giới trẻ ở thành phố bây giờ biết đến cơm nắm Kimbap của Hàn Quốc, cơm nắm Onigiri của Nhật với vị chua của giấm, của mơ muối, vị mặn của cá biển cùng những hình thù, màu sắc đa dạng nhiều hơn là cái món cơm vắt chân quê của người Việt.
Bạn không thể đọc thấy một cái tên Pháp trên bảng hiệu rồi vào đấy để có thể thưởng thức bánh Pháp – một dòng thực phẩm có vị trí số 1, số 2 trên thế giới. Một thương gia đã từng đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, nói: “Tìm một chỗ ăn bánh Pháp thứ thiệt ở Sài Gòn sao khó quá!”. Nhưng giờ đây, có chỗ để bạn có thể thử...
LTS: Bài viết của bạn đọc ở Pháp, giới thiệu một món ăn bình dân nhưng ngon ở xứ người. SGTT giới thiệu cùng bạn đọc.
Biết tôi đi tìm nguyên ngữ của hai chữ “gỏi dà”, bà Trịnh Thị Ngọc Nữ, 64 tuổi, chủ nhân quán Bún Gỏi Dà ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, người đoạt giải Danh hiệu truyền thống về món ăn này giải thích: thay vì làm gỏi cuốn, người ta cho bún vào tô, trộn thêm thịt, tép, rau và tương xay trộn đều... Mãi sau này các bà nội trợ có sáng kiến cho thêm nước xúp vào tô, thành món “bún gỏi dà”.
Với những nguyên liệu quen thuộc như cua, cá, ốc... nhưng được phá cách một chút khiến món ăn vừa lạ vừa quen.
Tắm biển, nhiều người thích thú khi nhìn thấy những con sứa có hình dáng như những chiếc dù trong suốt với những sợi râu đong đưa, nổi bập bềnh trên mặt nước hay lơ lửng trong nước biển xanh. Loài thủy sản này gây ngứa khi bạn chạm da vào thân chúng, thậm chí gây bỏng rát nếu gặp loại sứa lửa (trong thân có tia đỏ như máu).
Thịt chuột ư? Ông tây, bà đầm, dân nòi đô thị đều lắc đầu, le lưỡi. Chú chuột cống đen sì, hôi hám, da lỗ chỗ những nốt ghẻ đỏ bần, dí cái mõm nhọn hoắt vào đống rác hay nhú lên từ miệng cống, nhìn đã thấy rợn tóc gáy, huống hồ bỏ vào miệng mà nhai…
Buổi chiều khoảng bốn, năm giờ, nhất là sau giờ làm việc, dân công sở thế nào cũng thấy bụng dạ hơi thiếu thiếu chút gì đó. Lúc này mà tìm được vài món nhẹ nhàng, vài món quà vặt để nhấm nháp thì còn gì bằng.
Chỉ vẻn vẹn có 12m2 nhưng quán “phở bò Hàng Đồng” đã tồn tại ở góc ngã tư Hàng Đồng – Hàng Vải hơn 30 năm nay, giữa một dãy phố toàn đồ đồng và lúc nào cũng vang lên âm thanh loảng xoảng của kim loại. 30 năm nhưng quán đã trải qua bao thăng trầm cùng với lịch sử của một dòng họ.
Ốc bươu được dùng chế biến khá nhiều món ăn và mỗi món đều có khẩu vị khác nhau như bún ốc, ốc hấp thuốc bắc, ốc nấu chuối xanh,… Món chả ốc nướng lá lốt và chả ốc nướng lá chuối khá gần nhau nhưng thật ra vẫn có sự khác biệt về hình thức lẫn hương vị.
Hai thứ đặc sản nổi tiếng của vùng đất võ tuy cùng một gốc nhưng lại mang tên địa danh khác nhau. Đó là chả cá Quy Nhơn và mắm thu Bình Định, và không ai quen nghe gọi ngược lại – chả cá Bình Định, mắm thu Quy Nhơn. Chả cá Quy Nhơn cũng thường làm bằng cá thu. Cả hai đã di cư vào Sài Gòn theo chân người Bình Định, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực chí ở đây.