tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

3 công cụ cần biết cho kế hoạch kinh doanh

  • Cập nhật : 03/09/2015

(Tin kinh te)

Các doanh nghiệp trẻ phải bắt đầu từ đâu, những bước đầu tiên để khởi nghiệp là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua 3 công cụ phân tích kinh doanh cơ bản mà bất cứ ai muốn khởi nghiệp đều nên biết, theo Time.

cong cu can biet cho ke hoach kinh doanh - anh: shutterstock

công cụ cần biết cho kế hoạch kinh doanh - Ảnh: Shutterstock

1. PEST
 
Công cụ phân tích PEST gồm 4 yếu tố: chính trị (Politics), kinh tế (Economics), văn hóa xã hội (Social), môi trường công nghệ (Technology) được sử dụng khi công ty, doanh nghiệp muốn có cái nhìn toàn cảnh về địa bàn kinh doanh mà mình đang hoạt động.
 
Đây là 4 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Các yếu tố này là yếu tố bên ngoài, được xem như một yếu tố khách quan. Các công ty sẽ dựa trên các yếu tố và đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp nhất.
 
2. SWOT
 
Nếu PEST vẽ nên cái nhìn toàn cảnh thì công cụ SWOT vẽ ra bức tranh cận cảnh hơn cho chiến lược kinh doanh. Cụ thể, SWOT gồm 4 yếu tố:
 
• Điểm mạnh (Strengths) là những tố chất nổi trội bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực, giúp đạt được mục tiêu.
 
• Điểm yếu (Weaknesses) là những tác nhân bên trong mang tính tiêu cực, ví dụ như tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen tiêu cực, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự đào tạo chính quy…
 
• Cơ hội (Opportunities) là những tác nhân bên ngoài, không thể kiểm soát, có thể mang lại cơ hội thành công, bao gồm các xu hướng triển vọng, sự xuất hiện công nghệ mới, bùng nổ kinh tế…
 
• Thách thức (Threats) là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho doanh nghiệp, các thách thức thường gặp là sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề, thị trường biến động, một số kỹ năng trở nên lỗi thời…
swot ve ra buc tranh can canh hon cho chien luoc kinh doanh - anh: shutterstock

SWOT vẽ ra bức tranh cận cảnh hơn cho chiến lược kinh doanh - Ảnh: Shutterstock

3. Mô hình 7S
 
7S là một mô hình rất nổi tiếng. Có 7 yếu tố cấu thành một tổ chức như:
 
• Chiến lược (Strategy): Kế hoạch giúp duy trì và xây dựng các lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
 
• Cấu trúc (Structure): Chỉ ra cách thức tổ chức của công ty và hệ thống báo cáo liên cấp.
 
• Hệ thống (Systems): Bao gồm các hoạt động thường ngày cũng như quy trình mỗi nhân viên phải tham gia để thực hiện xong công việc.
 
• Các giá trị được chia sẻ (Shared values): Hay còn gọi là “những mục tiêu khác thường” bao gồm giá trị cốt lõi của công ty được minh chứng trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức làm việc chung.
 
• Phong cách (Style): Phong cách của tầng lớp lãnh đạo là gì?
 
• Đội ngũ (Staff): Bao gồm nhân viên và khả năng của họ.
 
• Kỹ năng (Skills): các kỹ năng thực chất và năng lực của nhân viên.
 
Mô hình 7S có thể được áp dụng để giải quyết hầu hết các vấn đề về hiệu quả của đội nhóm và tổ chức. Nếu nhóm và tổ chức không hoạt động tốt, có thể vấn đề nằm ở chỗ các yếu tố làm việc không thống nhất với nhau.
Một khi tìm ra được những yếu tố không đồng nhất đó, bạn có thể bắt đầu sắp xếp lại các yếu tố nội tại để cải thiện chúng và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu và giá trị cả tổ chức cùng chia sẻ.

(Theo Báo Thanh Nien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục