Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời thương hiệu (brand lifecycle) là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế (như một chiếc áo trắng sạch do sử dụng OMO) hoặc có thể thiên về tình cảm (như sự thoải mái người mua có được khi sắm một chiếc Volvo).
10 bí quyết bán hàng hiệu quả
- Cập nhật : 06/09/2015
Các bí quyết bán hàng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn thành công trong bất cứ nền kinh tế nào, bán hàng trong thị trường nội địa hay quốc tế, cả trong thời điểm nền kinh tế suy thoái hay phát triển
1. Hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của mình
Điều này có có vẻ rất đơn giản đúng không? Nhưng thực tế không như vậy, có rất nhiều người bán hàng, vì một lý do này hay cách khác, đã cố gắng để bán hàng mà không có một nắm bắt và hiểu rõ sản phẩm dịch vụ của họ. Trong thời điểm thị trường phát triển tốt, họ có thể đạt được một thành công nhất định, nhưng nếu thị trường khó khăn thì họ sẽ là những người bán hàng thất bại đầu tiên. Bạn cần phải biết những gì bạn đang kinh doanh thật thấu đáo. Bạn cần phải truyền tải mọi tính năng và lợi ích sản phẩm trong từng ngôn từ của bạn.
2. Hiểu thị trường mục tiêu của bạn
Thấu hiểu khách hàng mục tiêu mua sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng quan trọng như hiểu về sản phẩm mình đang bán. Bạn cần phải xác định được chân dung khách hàng mục tiêu và thấu hiểu hành vi mua hàng. Điều này đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế suy thoái, lúc đó bạn không có ngân sách dành cho quảng cáo và khảo sát thị trường.
3. Hiểu lợi thế cạnh tranh của bạn
Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ của bạn luôn ở đó nhưng sẽ trở nên hạn chế khi khách hàng ít hơn.
Bắt đầu bằng cách liệt kê rõ ràng đối thủ cạnh tranh của bạn và sau đó phân tích sâu hơn để tìm hiểu những yếu tố thu hút khách hàng Sau đó, tìm ra những yếu tố gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác với đối thủ, và yếu tố nào tạo nên sự khác biệt của bạn. Đánh giá lợi thế rõ ràng như chi phí, tính năng, chất lượng, hoặc phân phối, và không đánh giá thấp những lợi thế khác như vị trí, uy tín, hoặc trách nhiệm xã hội.
4. Hãy là một nhà phát triển thị trường
Bây giờ không phải là thời gian để được chờ đợi điện thoại của bạn reo lên. Tạo cơ hội riêng của bạn bằng cách kết nối mạng, quảng cáo, thực hiện cuộc gọi,.... Bạn càng tiếp cận nhiều, bạn càng có nhiều cơ hội
5. Khai thác “mỏ vàng” từ cơ sở dữ liệu khách hàng của bạn
Đừng đánh giá thấp giá trị của khách hàng hiện tại của bạn. Khi kinh doanh là chậm, hãy nối kết và quảng bá đến họ những sản phẩm mới, sản phẩm đặc biệt, và chương trình giảm giá. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về kết quả đạt được
6. Đừng bỏ qua cơ hội cung cấp thêm sản phẩm liên quan
Điều này thực hiện cùng với thủ thuật trước. Hãy luôn luôn cung cấp thêm cho khách hàng của bạn những sản phẩm, dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm họ đang mua. Miễn là những gì bạn đang cung cấp là có liên quan, khách hàng sẽ đánh giá cao đề xuất của bạn.
7. Theo dõi tiến độ và kết quả
Nếu không theo dõi quá trình bán hàng và kết quả của bạn, bạn sẽ không bao giờ biết những gì cần làm và những gì không nên. Có rất nhiều công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM), các chương trình phần mềm rất dễ sử dụng mà có thể giúp bạn theo dõi những nỗ lực bán hàng của bạn trong suốt quá trình. Hãy tin tưởng rẳng đầu tư cho các công cụ quản lý khách hàng là những đầu tư hiệu quả
8. Học từ chính những sai lầm của bạn
Bạn đã gặp phải khó khăn với một phân khúc thị trường nào đó? Hoặc, bạn có bị thất bại liên tục bởi một khách hàng nào ? Vâng, có nhiều điều để học hỏi từ những tình huống này. Đừng nản lòng vì một khách hàng không mua sản phẩm của bạn. Tìm hiểu từ những sai lầm, và khắc phục thật nhanh chóng.
9. Hãy bền chí
Câu ngạn ngữ xưa “bán hàng là một trò chơi số" là đúng, đặc biệt là khi kinh doanh chậm. Bền bỉ là một trong những tính cách phổ biến trong tất cả các nhân viên bán hàng thành công. Tâm lý “không bỏ cuộc" thực sự là một trong những đức tính có giá trị nhất mà bạn cần có.
10. Tận dụng qui trình
Hãy đối mặt với qui trình bán hàng. Không phải ai sinh ra cũng là một nhân viên bán hàng giỏi. Bạn nên tận hưởng những thách thức và cảm nhận sự hồi hộp mỗi khi bạn có được một khách hàng mới. Bạn hãy cảm nhận về doanh số bán hàng bằng lòng biết ơn. Có rất nhiều người sợ công việc của họ và muốn thay đổi công việc khác. Vì vậy, bạn hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn, áp dụng các quá trình bán hàng, và gặt hái hành công