Hàng Việt Nam đang phải vượt qua nhiều rào cản để vào hệ thống bán lẻ do nước ngoài nắm giữ, thậm chí một số thương hiệu Việt đã bị “đuổi khéo”.
'Đại gia' dược phẩm Nhật toan tính gì với thương vụ thâu tóm hơn 60 tỷ USD?
- Cập nhật : 26/04/2018
Hiện tại Takeda đang là hãng dược phẩm lớn nhất của Nhật, thế nhưng sự phát triển của hãng đang gặp phải nhiều cản trở.
Hãng dược phẩm nổi tiếng của Nhật Takeda Pharmaceutical đang cố gắng dùng 64 tỷ USD để mua lại công ty dược phẩm Shire của Ai-len, dù điều này đồng nghĩa với việc áp lực thị trường tăng cao. Đối với hãng dược phẩm Nhật, việc thâu tóm Shire mang đến cơ hội phát triển quan trọng bởi chính phủ Nhật kiểm soát chặt chẽ giá thuốc ở nội địa Nhật.
Ngày thứ Ba tuần này, hãng dược phẩm Nhật đã cố gắng điều chỉnh các đề xuất trong bản kế hoạch thâu tóm để gửi sang công ty dược phẩm Ai-len. Công ty Ai-len cho biết sẽ kéo dài thời gian đàm phán đến ngày 8/5/2018 khi đó Takeda sẽ phải chốt lại tất cả những đề xuất của họ.
Giới đầu tư tài chính Nhật đã không mấy hào hứng với thương vụ thâu tóm này, dù với giá trị thâu tóm trên, thương vụ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, họ cho rằng việc bỏ ra 64 tỷ USD quá nhiều so với khả năng tài chính của Takeda.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, cổ phiếu Takeda giảm phiên thứ 2 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Takeda giảm 7% xuống mức thấp 4.510 yên/cổ phiếu.
Tuy nhiên, Takeda vẫn quyết tâm theo đuổi thương vụ thâu tóm bởi theo quan điểm của ban lãnh đạo, danh mục thuốc y sinh và thuốc hiếm mà Shire sở hữu rất quan trọng trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh trên một thị trường dược phẩm ngày một tăng trưởng mạnh. Dù nhu cầu dược phẩm đã tăng ít nhất 30% trong 5 năm qua, việc phát triển các loại thuốc mới có bản quyền đang ngày một trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém.
Lĩnh vực y sinh học trong thời gian gần đây đã thu hút được nhiều sự quan tâm. Thế nhưng đầu tư phát triển trong lĩnh vực này cực kỳ tốn kém cả tiền bạc và thời gian. Ví dụ như việc có đến 30 nghìn loại thuốc được thử nghiệm nhưng chỉ có 1 loại thành công và có thể được cấp bằng sáng chế.
Hiện tại Takeda đang là hãng dược phẩm lớn nhất của Nhật, thế nhưng sự phát triển của hãng đang gặp phải nhiều cản trở. Trong khoảng thời gian 1 năm kết thúc vào cuối tháng 3/2017, Takeda công bố lợi nhuận ròng đạt 115 tỷ yên, tương đương 1,05 tỷ USD.
Mức lợi nhuận này chỉ bằng nửa so với Astellas Pharma dù doanh thu bán hàng của công ty đối thủ thấp hơn. Takeda đã chọn thời điểm hiện tại để theo đuổi Shire bởi hãng cảm thấy cần phải nhanh chóng có biện pháp cải thiện lợi nhuận thấp.
Hiện tại, khoảng 30% doanh thu của Takeda đến từ thị trường Nhật, nơi chi phí y tế tăng cao đang khiến các chính trị gia đẩy mạnh việc hạn chế giá thuốc tăng. Ngay cả khi Takeda đã phát triển được nhiều loại thuốc có bản quyền trong quá khứ, khả năng thai thác lợi nhuận từ các loại thuốc này đang giảm đi bởi thị trường nội địa không mang đến nhiều cơ hội phát triển.
Shire có nhiều lợi thế phát triển ở nước ngoài. Dù có trụ sở tại Ai-len nhưng thị trường Mỹ, thị trường dược phẩm có quy mô lớn gấp 10 lần so với Nhật, đang mang lại đến 60% tổng doanh thu bán hàng của công ty. Takeda cũng tính đến những điều này khi tính đến thâu tóm Shire. Shire có thể giúp Takeda cải thiện lợi nhuận, ít nhất trong ngắn hạn.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn