HĐQT Sabeco đã tiến hành “thay máu” toàn bộ dàn phó Tổng giám đốc công ty, trong đó có ông Vũ Quang Hải, chỉ còn ông Nguyễn Thành Nam giữ chức Tổng giám đốc.
Đòn trừng phạt của Mỹ gây nguy hiểm như thế nào đối với ZTE của Trung Quốc?
- Cập nhật : 07/05/2018
Mới đây, ZTE tại Thâm Quyến đã thông báo cho tất cả nhân viên phụ trách sản xuất dây chuyền nghỉ phép, và nhiều dây chuyền đã phải ngừng sản xuất. Có hơn 1000 nhân viên nghỉ phép và vẫn chưa biết khi nào sẽ quay trở lại làm việc sau lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vừa qua chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm Công ty nước mình không được bán các bộ phận, phần mềm cũng như cung cấp dịch vụ viễn thông cho ZTE của Trung Quốc trong vòng 7 năm nữa. Bộ Thương Mại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm lên ZTE sau khi Công ty này vi phạm một thỏa thuận trừng phát các nhân viên - những người bị bắt quả tang vận chuyển hàng hóa Mỹ đến Iran
Lệnh cấm của Mỹ có thể là thảm họa đối với ZTE vì ước tính tới 25% đến 30% các công ty công nghệ Mỹ hiện nay đều sử dụng thiết bị của ZTE, bao gồm điện thoại thông minh và các thiết bị xây dựng mạng viễn thông. "Nếu vấn đề không thể được giải quyết suôn sẻ ngay lập tức, chúng tôi nghĩ ZTE sẽ buộc phải dừng mảng kinh doanh điện thoại thông minh, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước khác", nhà phân tích Woody Oh của Strategy Analytics nói.
Thiệt hại lớn về tài chính và các đơn đặt hàng
Ngoài việc ZTE không còn được sử dụng CPU Snapdragon từ nhà sản xuất chip Qualcomm, các công ty khác của Mỹ có thiết bị sử dụng trực tiếp các sản phẩm của ZTE như bộ chip cũng không được xuất hàng sang quốc gia khác. ZTE cũng không được sử dụng hệ điều hành Android của Google, có nghĩa là những ứng dụng như Gmail, Google Maps hay cửa hàng ứng dụng Google Play cũng sẽ không có mặt trên các điện thoại của ZTE.
Lệnh cấm đặc biệt đe dọa nặng đề đến lĩnh vực tài chính và các đơn đặt hàng của ZTE. Không những nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 2 của Trung Quốc sau Huawei Technologies Co Ltd, ZTE còn là công ty bán điện thoại lớn thứ 4 tại Mỹ. Tính đến tháng 4 vừa qua, ZTE có vốn hóa thị trường là 20 tỷ USD, năm 2017 Công ty thu được 59% từ việc kinh doanh dịch vụ mạng và 32% từ các doanh nghiệp tiêu dùng của mình.
Thế nhưng ZTE đã phải trả 890 triệu USD tiền phạt sau vụ việc của nhân viên tại Mỹ, và có thể bị mất một số lượng lớn các đơn đặt hàng sau lệnh cấm của Mỹ. Công ty môi giới Jefferies đã hạ vị trí xếp hạng của ZTE xuống mức "kém hiệu quả", đồng thời giá trị của công ty cũng giảm gần 40% vào tháng 4 vừa qua.
ZTE đang có tầm ảnh hưởng lớn và thao túng ngành viễn thông Mỹ
Nhưng điều đáng nói hơn cả, lệnh cấm đối với ZTE cũng trực tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các nhà mạng viễn thông và các công ty sản xuất công nghệ khác tại Mỹ. Vì phần lớn hãng chip Qualcomm (Mỹ) đều cung cấp con chip được sử dụng trong smartphone của ZTE.
Cụ thể như cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị mạng Acacia Communications Inc - chỉ chiếm 1/3 trong doanh thu của ZTE vào năm 2017, cũng đã giảm 35%. Acacia cho biết Công ty đã đình chỉ các giao dịch bị ảnh hưởng và các đánh giá tác động khác. Các công ty chuyên sản xuất các thành phần quang học khác là Lumentum Holdings Inc giảm 8,9% và Finisar Corp giảm 4%. Hay Oclaro Inc - chiếm 18% doanh thu tài chính 2017 từ ZTE, cũng bị mất 14% cổ phiếu.
Tại nước Mỹ, ZTE trực tiếp bán các thiết bị cầm tay cho các nhà cung cấp mạng lớn như AT & T Inc, T-Mobile US Inc và Sprint Corp. ZTE cũng "dựa hơi" vào các gã khổng lồ của Mỹ bao gồm Qualcomm Inc, Microsoft Corp và Intel Corp trong việc cung cấp một số thành phần trong thiết bị của hãng.
5G mới là lý do khiến Mỹ e ngại ZTE?
Ngoài ra trong khi AT&T và Verizon sẽ triển khai mạng 5G tại một số thành phố trong năm nay, giống như cách họ đã làm với 4G LTE cách đây vài năm. T-Mobile và Sprint sẽ xây dựng cơ sở vật chất cho mạng 5G trong năm tới. Thì điều khiến Chính Phủ Mỹ e ngại chính là những tiến bộ về 5G của các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE có thể khiến Mỹ phải chịu lép vế, Theo dự đoán từ phố Wall.
Nước Mỹ cũng lo lắng Trung Quốc sẽ phủ sóng 5G trước mình, điều này sẽ cho phép đất nước đông dân nhất thế giới đẩy nhanh việc phát triển các công nghệ phụ thuộc 5G, ví dụ như ô tô tự lái. Với sự trợ giúp từ các thiết bị của Huawei và ZTE, Trung Quốc sẽ làm cho thung lũng Silicon không còn là trung tâm của sự đổi mới trên thế giới nữa.
Trước đó tại MWC 2018, Huawei đã công bố một số sản phẩm sẵn sàng hoạt động với mạng 5G (bao gồm cả thiết bị hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 2.3Gbps). Hay ZTE đã mở gian hàng quảng cáo mạng 5G của mình tại sự kiện này vào ngày 26/2 năm nay.
Những con số trên cho thấy tầm ảnh hưởng của ZTE tới thị trường công nghệ và nhà mạng viễn thông tại Mỹ như thế nào. Lệnh cấm là bước đầu để dần "sa thải" ZTE ra khỏi nước Mỹ, nhằm mang lại sự ổn định cho các nhà mạng viễn thông trong nước.
ZTE có thể chống đối lại Mỹ bằng cách nào?
Theo tờ Quan sát kinh tế (The Economic Observer) tại Trung Quốc đưa tin, bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ phía Mỹ và khó khăn liên quan khác, vào ngày 19/4 vừa qua doanh nghiệp ZTE tại Thâm Quyến đã nhanh chóng thông báo cho tất cả nhân viên phụ trách sản xuất dây chuyền nghỉ phép, và nhiều dây chuyền đã phải ngừng sản xuất. Cụ thể đã có hơn 1000 nhân viên nghỉ phép và vẫn chưa biết khi nào sẽ quay trở lại làm việc.
Ngoài ra Bộ thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp bảo vệ ZTE khi đối mặt với các lệnh cấm từ Mỹ. Đang có rất nhiều dự đoán diễn ra, hoặc là ZTE sẽ kết thúc dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android, hoặc sẽ xuất hiện những công ty công nghệ Trung Quốc mới, mạnh mẽ hơn nhằm đối đầu với Mỹ. Hay Trung Quốc cũng sẽ khuyến khích các công ty nội địa xóa bỏ việc sử dụng công nghệ Mỹ.
Thế nhưng có một sự thật không thể chối cãi Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong phong công nghệ 5G, một phần nhờ ZTE và Huawei, vì thế nên lệnh cấm có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực phát triển 5G của ZTE.
Theo ICTNews