Quý đầu năm, Bách Hóa Xanh lỗ EBITDA khoảng 60 tỷ đồng. Theo tính toán của Công ty chứng khoán HSC, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng hiện chỉ đạt 670 triệu đồng/tháng trong khi để hòa vốn, con số này phải là 800 triệu đồng/tháng.
Vì sao Samsung là công ty lớn nhất Việt Nam?
- Cập nhật : 16/04/2018
Năm 2017, doanh thu của các công ty con của Samsung ở Việt Nam đạt 58 tỷ USD, và trở thành công ty lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua PVN.
Nhà máy Samsung Electronics ở Thái Nguyên, tuyển dụng hơn 60.000 người. Ba căn tin này phục vụ khoảng 13 tấn gạo mỗi ngày. Nhà máy này làm ra điện thoại di động nhiều hơn bất kỳ cơ sở nào khác trên thế giới. Nhà máy này và các nhà máy khác của Samsung Electronics tại Việt Nam sản xuất gần 1/3 sản lượng toàn cầu của công ty. Công ty đã đầu tư tổng cộng khoảng 17 tỷ USD ở Việt Nam.
Nhưng Samsung quan trọng đối với Việt Nam cũng giống như Việt Nam quan trọng với gã khổng lồ điện tử này. Năm ngoái doanh thu của các công ty con của Samsung ở Việt Nam đạt 58 tỷ USD, và trở thành công ty lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Samsung sử dụng hơn 100.000 người lao động. Nó đã giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Riêng Samsung đã chiếm gần 1/4 tổng xuất khẩu của Việt Nam (214 tỷ USD) trong năm ngoái.
Tất cả điều này đã tạo ra một lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù có những báo cáo không hay về điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung, Thái Nguyên và Bắc Ninh đã trở thành hai trong số những thành phố giàu nhất Việt Nam. Nhà hàng, cửa hiệu và khách sạn mọc lên như nấm quanh các khu công nghiệp của Samsung. Số lượng các công ty trong nước được trở thành nhà cung cấp quan trọng cho Samsung đã tăng bảy lần trong ba năm qua.
Và Samsung chỉ là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong số 108 tỷ USD vôn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam đã thu hút được từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, một phần thứ ba bắt nguồn từ Hàn Quốc. LG Electronics, một công ty khổng lồ của Hàn Quốc, sản xuất màn hình truyền hình trong nhà máy trị giá 1,5 tỉ USD tại cảng Hải Phòng. Lotte, một tập đoàn Hàn Quốc, sở hữu một chuỗi các siêu thị.
Việt Nam đã thu hút được dòng vốn FDI bằng 8% GDP năm 2017 - tăng gấp đôi so với các nền kinh tế tương đương trong khu vực. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 20% tổng sản lượng quốc gia. Họ đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần các doanh nghiệp nhà nước trong thập kỷ qua. Nền kinh tế tăng trưởng 7,4% vào quý I năm 2018 so với cùng kì năm ngoái, một trong những tỷ lệ nhanh nhất ở châu Á.
Đối với Samsung, Việt Nam là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn thay thế cho sản xuất tại Trung Quốc. Lực lượng lao động trẻ, rẻ và dồi dào. Đó từng là một trong những thế mạnh của Trung Quốc, nhưng công nhân của nước này bây giờ đã được già thêm bảy tuổi, và chi phí nhân công trung gấp hai lần so với Việt Nam.
Lao động giá rẻ giúp giảm chi phí trong các nhà máy của Samsung, tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh một lợi thế cạnh tranh với Apple về mặt những chiếc điện thoại rẻ tiền hơn. Các nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc, nơi chúng được lắp ráp thành các sản phẩm khác. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng thành phẩm.
Việt Nam cũng là một là một điểm đến giúp các công ty Hàn Quốc tránh được những hậu quả từ bất đông chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu tẩy chay các công ty và sản phẩm của Hàn Quốc để trừng phạt chính phủ xứ Kim chi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Cuộc tẩy chay, mặc dù đã kết thúc, đã khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại.
Trái lại, Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế để gọi vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2015 chính phủ mở cửa 50 ngành công nghiệp để thu hút vốn từ nước ngoài và cắt giảm quy định của hàng trăm ngành nữa. Nhà nước Việt Nam đã bán phần lớn cổ phần của Sabeco cho Thai Bev vào năm ngoái.
Sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do đã làm cho đất nước trở nên đặc biệt hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một thành viên sáng lập của Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đa phương có sự tham gia của Úc, Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sẽ sớm kí hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu. Hiệp định tự do thương mà Việt Nam kí với Hàn Quốc vào năm 2015 đã giúm đất nước trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc.
Ông Moon Jae-in, Tổng thống Hàn Quốc, đã viếng thăm Việt Nam hồi tháng trước, cùng với các đại diện của Samsung và các công ty khác. Đây là chuyến đi thứ hai của ông tới đất nước này trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền. Các cố vấn của Tổng thống đã bày tỏ ý kiến rằng Hàn Quốc không nên tự hài lòng với là "con tôm giữa những con cá cá voi" như Trung Quốc và Nhật Bản, mà thay vào đó trở thành một cường quốc khu vực bằng cách kết nối với các đồng minh nhỏ hơn. Họ cho rằng điều này sẽ làm cho Hàn Quốc trở thành một "con cá heo", tự quyết định số phận của chính mình. Và đầu tư vào Việt Nam là một quyết định sáng suốt.
Nguồn The Economist
Theo Nhipcaudautu.vn