Nhập khẩu qua tuyến Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2015 tăng 40% so với năm 2014. Ngược lại xuất khẩu giảm 12,1%. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam qua Trung Quốc vẫn xảy ra tình trạng ách tắc, ép giá...

Nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, Trung Quốc vẫn là thị trường Việt Nam phụ thuộc nhiều nhất trong cán cân thương mại khi nhập siêu 32,3 tỷ USD trong cả năm, tăng 12,5% so với năm trước và lớn gấp nhiều lần mức nhập siêu chung của toàn nền kinh tế (3,2 tỷ USD).
Riêng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ước đạt 49,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước và chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu - lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện. Mặt khác, xuất khẩu sang Trung Quốc năm qua ước đạt 17 tỷ USD, tăng 14%, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm hàng rau quả, dệt may, giày dép.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũng gia tăng nhập siêu từ các thị trường lớn khác như Hàn Quốc với 18,7 tỷ USD, tăng 28%; ASEAN 5,5 tỷ USD, tăng 45%. Thị trường Nhật Bản sau nhiều năm xuất siêu, năm 2015 đã nhập siêu hơn 300 triệu USD. Mỹ và EU vẫn giữ được mức xuất siêu tương ứng 25,5 tỷ USD và 20,6 tỷ USD trong năm 2015.
Xét về quy mô toàn nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Đây là mức tăng thấp nhất của kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm qua và thấp hơn kế hoạch đề ra (tăng 10%).
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu tăng thấp là chỉ số giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm so với năm trước, đặc biệt như dầu thô, cao su, than đá, cà phê, rau quả, thủy sản..., cùng với lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2015 tăng 18,9%, cao hơn mức tăng 13,2% của năm 2014.
Với việc nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, cán cân thương mại (xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF - phương pháp Việt Nam thường sử dụng) rơi vào tình trạng thâm hụt với mức nhập siêu ước tính 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Nhập siêu hoàn toàn thuộc về khu vực kinh tế trong nước với 20,3 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,1 tỷ USD.
Nếu kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cùng tính theo giá FOB (loại trừ 9 tỷ USD phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính vào nhập khẩu dịch vụ), Tổng cục Thống kê cho hay năm 2015 ước tính xuất siêu 5,8 tỷ USD, giảm 44% so với năm 2014.
Nhập khẩu qua tuyến Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2015 tăng 40% so với năm 2014. Ngược lại xuất khẩu giảm 12,1%. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam qua Trung Quốc vẫn xảy ra tình trạng ách tắc, ép giá...
Một nghịch lý là trong khi nông dân đang ế chuối, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản này lại gặp khó khăn do không đủ chuối để xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh trong năm nay và dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn
Bị kiểm tra khắt khe dư lượng kháng sinh, giá sản phẩm cao hơn đối thủ 1-3 USD, thậm chí màu tôm còn bị chê kém đẹp hơn sản phẩm của Ấn Độ, Indonesia... khiến doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt có một năm hoạt động giật lùi.
Trong năm 2015, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Riêng thâm hụt với thị trường Trung Quốc lên tới 32,3 tỷ USD (gấp 10 lần mức nhập siêu chung). Không chỉ vậy, Việt Nam còn nhập siêu từ ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tính chung cả năm 2015 cán cân thương mại của cả nước thâm hụt 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu...
Ngoài Trung Quốc, lượng hàng nhập khẩu từ các nước khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc ở mức khá khiêm tốn, lần lượt chiếm 9,3% và 7,3%.
Việt Nam có khả năng sẽ kiện Mỹ lên WTO sau khi quốc gia này đưa ra chính sách đi ngược lại thỏa thuận với Việt Nam về chương trình kiểm soát cá da trơn trong TPP.
Nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) trong lĩnh vực thuế quan, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 201/2015/TT- BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.
Mặc dù chỉ giảm giảm 1,2% về lượng nhưng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lại giảm tới 49% (tức một nửa) về giá trị do giá dầu giảm sâu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự