tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tình hình xuất khẩu sang Pháp thời gian gần đây và dự báo

  • Cập nhật : 05/07/2016
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ Pháp trên 1,1 tỷ USD, tăng 4,37% so với cùng kỳ 2015.

Việt Nam xuất khẩu sang Pháp các mặt hàng như công nghiệp, nông nghiệp… trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Pháp nhóm hàng công nghiệp gồm: điện thoại và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử, túi xách…. trong đó mặt hàng điện thoại và linh kiện chiếm thị phần lớn, 34,5% đạt 394 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 8,59%. Đứng thứ hai về kim ngạch là giày dép các loại, đạt 193,8 triệu USD, tăng 19,11%, kế đến là hàng dệt may, tăng 55,4%, đạt 130,4 triệu USD…

Đối với nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp trong thời gian này giảm phần lớn so với cùng kỳ, trong đó giảm mạnh nhất là gạo, giảm 75,57% về lượng và giảm 75,01% về trị giá, tương ứng với 75 tấn, 49,8 nghìn USD; giảm mạnh thứ hai sau mặt hàng gạo là hạt tiêu, giảm 13,36% về lượng và giảm 20,12% về trị giá, đạt lần lượt 947 tấn, 8,3 triệu USD.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường Pháp các mặt hàng đều tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm 52%, ngược lại số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 48%.

Thống kê sơ bộ từ TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Pháp 5 tháng 2016

Mặt hàng

5 tháng 2016

So sánh với cùng kỳ 2015 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

trị giá

Tổng cộng

 

1.141.151.042

 

4,37

điện thoại các loại và linh kiện

 

394.062.984

 

-8,59

Giày dép các loại

 

193.880.705

 

19,11

hàng dệt, may

 

130.400.905

 

55,40

máy vi tính, spham điện tử và linh kiện

 

80.640.961

 

-22,60

Túi xách, ví vali, mũ, ô dù

 

44.699.109

 

34,10

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

41.502.348

 

0,22

Hàng thủy sản

 

41239738

 

-5,89

phương tiện vận tải khác và phụ tùng

 

36.959.402

 

149,28

Cà phê

20.314

32.806.040

14,66

-5,12

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

18.715.925

 

12,70

Sản phẩm từ chất dẻo

 

13.522.162

 

-16,06

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

10.764.168

 

-20,66

Hạt điều

1.068

8.768.897

30,09

46,79

Hạt tiêu

947

8.369.122

-13,36

-20,12

Đồ chơi,dụng cụ thể thao và bộ phận

 

7.260.917

 

38,52

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

6.079.563

 

30,26

Hàng rau quả

 

5660566

 

42,39

nguyên phụ liệu dệt, may, da , giày

 

4.125.689

 

-12,14

Sản phẩm từ sắt thép

 

3.469.020

 

14,26

Sản phẩm mây, tre, cói, thảm

 

3.296.303

 

26,76

Sản phẩm gốm, sứ

 

1.760.758

 

-19,37

Cao su

1.308

1.739.704

18,16

-1,92

Sản phẩm từ cao su

 

1.721.134

 

8,58

dây điện và dây cáp điện

 

867.518

 

-12,88

Gạo

75

49.800

-75,57

-75,01

Anh là một đối tác quan trọng của Pháp trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất ô tô, hóa phẩm, thực phẩm, trang thiết bị, cũng như là các dịch vụ: quản trị, giao thông, xử lý nước thải…

Sau khi Anh “ly hôn” với EU, các tập đoàn lớn của Pháp tìm cách thích ứng với tình trạng thị trường tiền tệ bất ổn tại Anh, các công ty thực phẩm, hóa phẩm hay ngành sản xuất ô tô…. sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên của Brexit.

Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia kinh tế, khi đồng bảng Anh giảm mạnh, sức mua của người Anh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhà kinh tế học Ludovic Subran dự đoán, sức mua sẽ giảm mạnh trong quý hai, đặc biệt là các nhóm hàng hiệu và hàng tiêu dùng.

Ngành sản xuất ô tô sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn, doanh thu trong năm 2017 sẽ thấp hơn dự kiến. Nhánh hàng thực phẩm, như các tập đoàn sản xuất sữa, rượu vang cũng rất lo lắng về tiềm năng xuất khẩu trong thời gian sắp tới.

Để phản ứng nhanh với tình trạng thị trường bất ổn, các tập đoàn cần phải thích ứng với tình trạng thị trường tiền tệ. Đại diện Tập đoàn Peugeot-Citroen phát biểu rằng, hãng sẽ thay đổi giá bán các loại xe ô tô để phù hợp hơn với thị trường, cũng như là sẽ nghiên cứu các phương án để dự phòng phản ứng xấu của thị trường.

Ảnh hưởng của Brexit không chỉ dừng lại ở ngành nông nghiệp. Nước Anh là đối tác xuất khẩu thứ năm của Pháp. Vào sáng thứ hai, khi đồng bảng Anh mất giá kỷ lục trong 30 năm qua thì người dân Anh sẽ hạn chế mua đồ nhập khẩu của Pháp do giá thành sẽ tăng mạnh. Một mối quan ngại khác là sự trở lại của thuế nhập khẩu. Công ty Bảo hiểm Euler Hermes trong bản báo cáo kinh tế tháng 5 vừa qua dự tính trong trường hợp Brexit, xuất khẩu Pháp sẽ giảm mạnh và lo ngại tình huống xấu nhất, thất thoát 2,9 tỷ EUR trong ngắn hạn.

Ngoài nông nghiệp, các ngành công nghiệp chịu tác động nhất là sản xuất máy móc phụ kiện (trang thiết bị nông nghiệp, điện máy, điện nguyên tử), dự kiến giảm 480 triệu EUR; ngành hóa phẩm, khi giảm khoảng 520 triệu EUR.

Đối với Việt Nam, trong khối EU, Pháp là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Ki nền kinh tế Pháp bị ảnh hưởng bởi hậu Brexit thì việc nhập khẩu từ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phần nào cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và khả năng suy giảm kim ngạch.

Doanh nghiệp cần biết

Theo Bộ Kinh tế Pháp, ảnh hưởng của ngành công nghiệp Pháp hậu Brexit:

- Pháp nhập khẩu từ Anh: 19 tỷ 339 triệu EUR.

- Xuất khẩu từ Pháp sang Anh: 31 tỷ 775 triệu EUR.

* Các sản phẩm nông nghiệp

- Pháp xuất khẩu: 4 tỷ 539 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu từ Anh: 2 tỷ 578 triệu EUR

* Ô-tô

- Pháp xuất khẩu: 4 tỷ 339 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu từ Anh: 2 tỷ 881 triệu EUR

* Rượu

- Pháp xuất khẩu: 1 tỷ 400 triệu EUR

- Nhập khẩu từ Anh: 692 triệu EUR

* Hàng không, vũ trụ:

- Pháp xuất khẩu: 2 tỷ 146 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu: 1 tỷ 680 triệu EUR

* Nước hoa và các sản phẩm hóa chất

- Pháp xuất khẩu: 1 tỷ 917 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu: 2 tỷ 197 triệu EUR

* Hàng dệt may

- Pháp xuất khẩu: 1 tỷ 450 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu: 516 triệu EUR

*Các sản phẩm dược

- Pháp xuất khẩu: 4 tỷ 539 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu: 2 tỷ 578 triệu EUR

* Các sản phẩm công nghiệp khác

- Pháp xuất khẩu: 14 tỷ 067 triệu EUR

- Pháp nhập khẩu: 7 tỷ 730 triệu EUR


Nguồn: VITIC/Báo nhân dân/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục