Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 đã thu về trên 5 tỷ USD, tăng 14,9%, trong khi đó nhập khẩu đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 2,4%. Như vậy, tính đến hết tháng 8, mặt hàng này đã xuất siêu trên 4 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ 2017.
Xuất khẩu hạt tiêu tăng về lượng nhưng kim ngạch suy giảm
- Cập nhật : 18/05/2018
Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng 13,8% nhưng kim ngạch giảm 34% so với cùng kỳ do giá xuất bình quân giảm 42% xuống 3.536,4 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 4/2018 đạt 26,8 nghìn tấn, trị giá 85,6 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và 19,3% về trị giá so với tháng 3, tính chung 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 86,8 nghìn tấn, trị giá 307,1 triệu USD, tăng 13,8% về lượng nhưng giảm 34% về trị giá so với cùng kỳ do giá xuất bình quân giảm 42% so với cùng kỳ 2017 xuống còn 3536,4 USD/tấn.
Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 16,4% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu đạt 14,2 nghìn tấn, trị giá 56,5 triệu USD, tăng 9,43% về lượng nhưng giảm 35,56% trị giá, giá xuất bình quân giảm 41,11% xuống 3964,5 USD/tấn.
Đối với thị trường Ấn Độ, tuy đứng thứ hai về lượng xuất khẩu, nhưng so với cùng kỳ đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp gần 2 lần tuy chỉ đạt 9,1 nghìn tấn, trị giá 31,3 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân sang thị trường này giảm 42,66% xuống 3407,11 USD/tấn, nhưng kim ngạch vẫn tăng 36,37% so với cùng kỳ 2017.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay lượng tiêu xuất khẩu sang các thị trường đều tăng trưởng chiếm 65,3%. Ngoài thị trường Ấn Độ có lượng tiêu xuất khẩu tăng vượt trội, thì xuất sang Australia, Ukraine, Singapore, Ba Lan đều có mức tăng khá, tăng lần lượt 83,64%; 60,21% 62,05% và 52,55%.
Ngược lại, lượng tiêu xuất khẩu sang các thị trường suy giảm chỉ chiếm 34,6% trong đó xuất sang thị trường Bỉ giảm mạnh nhất, giảm 63,24% tương ứng với 93 tấn.
Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2018 xuất sang các thị trường Hà Lan, Australia có giá đắt nhất đều đạt trên 4.900 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất sang thị trường Thái Lan, Malasyia, Pháp, Italia có giá đạt trên 4.000 USD/tấn.
Theo Vinanet