Theo số liệu ước tính của Cục XNK (Bộ Công Thương), tháng 3/2019 Việt Nam đã nhập khẩu 100 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 2,4% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 8,1% so với tháng 3/2018.
Gỗ, sản phẩm gỗ - mặt hàng chủ lực nhập khẩu từ Lào, chiếm 12% tỷ trọng
- Cập nhật : 25/03/2019
Mặc dù hai tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu sang Lào, nhưng ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào với kim ngạch khá cao 74,3 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 2/2019, Việt Nam đã nhập từ Lào 30,73 triệu USD, giảm 29,58% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 19,25% so với tháng 2/2018.
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Lào mặt hàng gỗ và sản phẩm, chiếm 11,84% tỷ trọng đạt 8,8 triệu USD, tăng 95,28% - đây cũng là mặt hàng chủ lực và có tốc độ tăng trưởng nhiều nhất trong 2 tháng đầu năm 2019.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu kim loại thường từ Lào, giảm 68,66% về lượng và giảm 92,85% trị giá, tương ứng với 161 tấn, 304,1 nghìn USD.
Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Lào 2 tháng 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 74.300.089 |
| 4,79 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 8.803.261 |
| 95,28 |
Phân bón các loại | 20.736 | 5.444.991 | -10,24 | 8,09 |
Quặng và khoáng sản khác | 68.106 | 3.007.204 | -11,02 | -23,96 |
Kim loại thường khác | 161 | 304.120 | -77,2 | -92,85 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào tại Kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ lần thứ 41 vừa qua, năm 2019, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước tăng ít nhất 10%
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại thị trường Lào - cho biết, tiềm năng của hàng hóa Việt Nam tại Lào còn rất lớn. Bên cạnh đó, hai nước Việt Nam - Lào có quan hệ đặc biệt, chính phủ hai bên đã xây dựng nhiều cơ chế, hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, tiêu biểu như Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào. Bộ Công Thương hai nước cũng đã thống nhất và triển khai nhiều nội dung hợp tác quan trọng về thương mại như phối hợp xây dựng Đề án Phát triển thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2017-2026, tầm nhìn đến năm 2035; ký kết và triển khai Bản ghi nhớ thành lập "Trang tin điện tử kinh tế, thương mại Việt Nam - Lào"; phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020; phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035".
Nguồn: VITIC tổng hợp
Theo Vinanet.vn