Là hai mặt hàng chủ lực trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu cà phê, cao su thường xuyên trong tình trạng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Vì sao gạo Việt không thể chen chân vào thị trường Nhật?
- Cập nhật : 05/08/2015
(tin kinh te)
Sáng 31-7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn "Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015".
Các DN gặp gỡ tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015 sang 31-7. Ảnh: Q.Như
Trong phiên thảo luận về thương mại, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến cơ hội xuất nông sản, đặc biệt là gạo sang Nhật. Bà Võ Thị Phỉ, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, cho biết công ty này đã xuất được gạo sang châu Âu, Mỹ, châu Phi. Công ty này có hẳn 500 ha trồng loại gạo japonica hạt tròn vốn là loại gạo thường dùng ở Nhật, đạt các tiêu chuẩn ISO, HACCP, có hệ thống giám sát chất lượng và bảo đảm an toàn, thế nhưng tìm mãi mà không có cơ hội vào thị trường Nhật!
Ông Joshitaka Kurihara, cố vấn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), cũng khẳng định cơ hội đưa gạo sang Nhật là rất khó vì phải cạnh tranh với rất nhiều loại gạo tại Nhật lẫn gạo nhập khẩu từ nước khác. Vì vậy gạo Việt Nam dù chất lượng nhưng giá cao thì cũng thua.
Ông gợi ý hiện Indonesia dự báo rất cần gạo nhập khẩu do họ bị mưa nhiều, giảm lượng gạo tự sản xuất. Ở Indonesia có khá nhiều siêu thị Nhật, người Nhật nên sẽ cần gạo cho đối tượng này và DN Việt Nam có thể tìm cách xuất gạo sang Indonesia.