Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 60,33 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc đạt 26,87 triệu USD (giảm 7,3% so với 11 tháng đầu năm 2017).
'Mất' hàng trăm triệu đôla Mỹ do xuất thô da trăn
- Cập nhật : 04/08/2015
(tin kinh te)
Một bộ da trăn thô có giá 100 USD nhưng khi trở thành sản phẩm thương mại có giá tới 6.160 USD.
TS Võ Đình Sơn, chuyên gia nghiên cứu về trăn cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 64.000 tấm da trăn gấm (trăn mắt lưới) và 100.000 tấm da trăn đất, chiếm khoảng 30% thị phần toàn của thế giới. Việt Nam này cũng là nước duy nhất xuất khẩu da trăn nuôi tại các trại với mục đích thương mại.
Các trại nuôi trăn tập trung chủ yếu ở TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và thức ăn phù hợp với việc nuôi trăn quy mô lớn. Ước tính, số lượng trăn nuôi ở Việt Nam khoảng hơn 200.000 con.
Chi cục Kiểm lâm TP HCM cho biết, có khoảng 20 hộ dân, doanh nghiệp nuôi trăn tại huyện Củ Chi, với khoảng 25.000 con các loại, trong đó, 20.000 con trăn thương phẩm có thể xuất bán.
Ông Cao Trần Thịnh ở xã Phước Vĩnh An (Củ Chi) nuôi gần 8.000 con trăn đất. Trại nuôi trăn của ông Lê Văn Hiền xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi cũng nuôi 3.250 con, trong đó, có trên 1.000 con trăn gấm.
Các trại nuôi trăn quy mô lớn thường tập trung tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, việc xuất khẩu da trăn của nhiều trang trại phải dựa vào các doanh nghiệp tại TP HCM do có cơ hội tiếp cận được các đầu mối xuất khẩu ở nước ngoài. Nông dân phần lớn vẫn xuất đi Trung Quốc vì thị trường này không kén chọn chất lượng. Thậm chí thương lái Trung Quốc sang tận Việt Nam mua trăn, làm thịt tại chỗ lấy da, mật, xương, còn mỡ, thịt bán cho người dân địa phương.
Chủ một trại trăn ở Bạc Liêu cho biết, giá thời điểm này khoảng 150.000 - 180.000 đồng một kg trăn thịt loại nguyên con. Tuy nhiên, giá trị nhất là bộ da, tùy theo kích thước, hoa văn, chất lượng da mà có giá trị cao hay thấp. Một con trăn 20kg cho bộ da chiều dài 3m, có thể bán được 1 - 2 triệu đồng mỗi mét.
Theo đánh giá của các chuyên gia, một bộ da thô giá trung bình trên thị trường khoảng 100 USD. Sau khi sơ chế giá thành lên 110 USD, còn da trăn sau khi thuộc, thành phẩm bán được 220 USD. Nhưng khi trở thành sản phẩm thương mại, tấm da trăn có giá tới 6.160 USD, hơn 61 lần. “Singapore là một điển hình nhập da thô xuất da thành phẩm. Họ nhập da trăn thô từ Việt Nam và các nước trong khu vực, sau đó chế biến thành phẩm rồi bán cho các tập đoàn thời trang hàng đầu thế giới, thu lợi nhuận hàng chục lần hơn nơi xuất xứ của bộ da trăn”, TS Ngô Văn Trí, Viện Sinh học nhiệt đới nói.
Theo các nông dân nuôi trăn, dù nuôi trăn từ những năm 1980, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chỉ xuất thô. Do vậy, giá trị kinh tế thu được từ sản phẩm này không cao.