Với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 chiếm 1,7% tỷ trọng của cả nước, đưa nhóm hàng xơ sợi dệt vào top 20 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ đô.

Than là nhóm hàng nhập khẩu tăng rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng than nhập về Việt Nam tăng trên 61% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,34 triệu tấn, kim ngạch cũng tăng 83,9%, trị giá gần 1,21 tỷ USD.
Trong khi xuất khẩu than của Việt Nam ra nước ngoài chỉ đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 153,75 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 3,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, nhóm hàng than đá nhập siêu trên 1,05 tỷ USD, tăng 109,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá than đá nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng 14,2%, đạt 116,8 USD/tấn. Trong đó, giá than nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhất 79% so với cùng kỳ, đạt 359,3 USD/tấn - mức cao nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, lượng than đá nhập từ Trung Quốc không lớn, chỉ 432.730 tấn, tương đương 155,47 triệu USD, tăng 0,8% về lượng và tăng mạnh 80,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá than nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản mặc dù giảm mạnh 71% so với cùng kỳ, nhưng vẫn ở mức rất cao 348,3 USD/tấn. Lượng than nhập khẩu từ thị trường này tuy chỉ đạt 9.294 tấn, tương đương 3,24 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng đột biến gấp 357,5 lần về lượng và tăng 102,8 lần về kim ngạch.
Giá than nhập khẩu từ thị trường các nước Đông Nam Á nói chung ở mức rất rẻ. Trong đó, nhập từ Malaysia rẻ nhất 57,6 USD/tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu cũng chỉ ở mức thấp 161.803 tấn, tương đương 9,31 triệu USD, tăng 41,3% về lượng và tăng 48,3% kim ngạch.
Than nhập khẩu từ Indonesia giá tương đối thấp 70,7 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Do đó lượng than đá nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh 130,5%, đạt 5,61 triệu tấn - đứng đầu thị trường cung cấp than cho Việt Nam, chiếm 54,2% trong tổng lượng than đá nhập khẩu của cả nước và kim ngạch cũng tăng 145,7%, đạt 396,3 triệu USD, chiếm 32,8% trong tổng kim ngạch.
Thị trường lớn thứ 2 cung cấp than đá cho Việt Nam là Australia cũng tăng cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức tăng tương ứng 31,2%, 36,7% và 79,4%, đạt 2,42 triệu tấn, tương đương 390,31 triệu USD, giá trung bình 161 USD/tấn.
Thị trường lớn thứ 3 là Nga với 1,11 triệu tấn, tương đương 116,52 triệu USD, giá 105,2 USD/tấn, tăng tương ứng so với cùng kỳ 2,4%, 10,5%, 8%.
Nhập khẩu than 6 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 6T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | |
Tổng cộng | 10.342.202 | 1.208.383.621 | 61,07 | 83,93 |
Indonesia | 5.606.476 | 396.304.482 | 130,51 | 145,66 |
Australia | 2.422.912 | 390.313.997 | 36,71 | 79,4 |
Nga | 1.107.838 | 116.518.470 | 2,35 | 10,54 |
Trung Quốc | 432.730 | 155.471.916 | 0,84 | 80,59 |
Malaysia | 161.803 | 9.314.148 | 41,34 | 48,34 |
Nhật Bản | 9.294 | 3.237.378 | 35,646,15 | 10,184,57 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 chiếm 1,7% tỷ trọng của cả nước, đưa nhóm hàng xơ sợi dệt vào top 20 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ đô.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Áo trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 86,4% tổng kim ngạch.
Sau khi tăng mạnh cả lượng và trị giá kể từ tháng 3/2018 và mức tăng giảm dần cho đến nay tháng 6/2018 xuất khẩu hạt điều đã suy giảm trở lại.
Chính thức từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thuỷ hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP).
Mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá sắn xuất khẩu lại tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ, đạt 368,3 USD/tấn.
Nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 1,08% tỷ trọng của cả nước, đạt 1,2 tỷ USD tăng 23,45% so với cùng kỳ 2017, trong đó nhóm hàng sắt thép tăng vượt trội.
Sau khi suy giảm cả lượng và trị giá trong tháng 5/2018, sang tháng 6 xuất khẩu mặt hàng xăng dầu đã lấy lại đà tăng trưởng, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong nửa đầu năm 2018 trên 1 tỷ USD.
Chiếm 19% thị phần nhóm hàng và 18,1% tỷ trọng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.
Xuất khẩu rau quả suốt mấy năm liền luôn tăng trưởng mạnh mẽ, tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm. Còn 5 tháng nữa để các doanh nghiệp rau quả tăng tốc đưa giá trị xuất khẩu của ngành vươn tới con số 4 tỷ USD như kỳ vọng.
Đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại thời gian gần đây nhưng không thể phủ nhận hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước những tháng qua vẫn ghi được dấu ấn quan trọng. Đóng góp tích cực vào kết quả chung là những ngành hàng, thị trường và tỉnh, thành phố có kim ngạch lớn từ 10 tỷ USD trở lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự