Có 2 lý do, giá gạo Việt Nam tăng cao và các nước khác đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc. Nên trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm đến 27,4% về khối lượng.

Với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 chiếm 1,7% tỷ trọng của cả nước, đưa nhóm hàng xơ sợi dệt vào top 20 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ đô.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, sau khi tăng trưởng ở tháng 5/2018 thì sang tháng 6 xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt đã sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 5,7% và 5,5%, tương ứng với 132,1 nghìn tấn; 364,2 triệu USD so với tháng trước.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2018, xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt đạt 726,9 nghìn tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 19,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã xuất khẩu trên 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc lục địa là thị trường chủ lực bởi có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, chiếm 52,2% tổng lượng mặt hàng, đạt 380,1 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 11,31% về lượng và tăng 15,76% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân đạt 2842,41 USD/tấn, tăng 4%.
Thị trường xuất khẩu lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc, đều có tốc độ tăng 199,7% về lượng và 24,88% trị giá, đạt tương ứng 82,1 nghìn tấn 205,5 triệu USD. Giá xuất bình quân 2502,82 USD/tấn, tăng 4,09% so với cùng kỳ năm 2017.
Kế đến là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan… đạt lần lượt 37,8 nghìn tấn; 18,3 nghìn tấn và 21,5 nghìn tấn….
Nhìn chung, 6 tháng 2018, lượng xơ, sợi dệt xuất khẩu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 80% và ngược lại thị trường suy giảm chỉ chiếm 20%.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đột biến gấp 1,36 lần về lượng (tức tăng 136,42%) và gấp 1,03 lần trị giá (tức tăng 103,21%) so với cùng kỳ, tuy chỉ đạt 16,9 nghìn tấn; 21 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân chỉ đạt 1243,16 USD/tấn, giảm 14,05% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 6/2018, xuất khẩu sang Mỹ lại sụt giảm 8,79% về lượng và 11,01% về trị giá, xuống còn 2,8 nghìn tấn; 3,4 triệu USD, giá xuất bình quân 1217,1 USD/tấn, giảm 2,44% so với tháng 5/2018.
Bên cạnh thị trường Mỹ thì xuất sang các thị trường thị trường Colombia cũng có tốc độ tăng mạnh, tăng 77,27% về lượng và 102,41% trị giá đạt tương ứng 8 nghìn tấn; 2,8 triệu USD, giá xuất bình quân 2825,83 USD/tấn, tăng 14,18% so với tháng 5/2018.
Ngược lại những thị trường với tốc độ tăng trưởng, thì xuất sang Anh, Philippines, Hongkong (TQ) sụt giảm mạnh cả về lượng và trị giá với lượng giảm là 39,93%; 29,95%; 23,28%; và trị giá giảm 22,81%; 23,04% và 24,13%.
Thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt 6 tháng 2018
Thị trường | 6T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 380.191 | 1.080.659.142 | 11,31 | 15,76 |
Hàn Quốc | 82.129 | 205.554.046 | 19,97 | 24,88 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 37.891 | 92.421.792 | 26,65 | 36 |
Ấn Độ | 18.360 | 68.979.960 | 15,03 | 17,85 |
Thái Lan | 21.584 | 55.243.874 | 12,5 | 31,9 |
Đài Loan | 12.615 | 38.978.805 | -2,44 | 5,64 |
Hồng Kông (TQ) | 10.722 | 38.852.673 | -23,28 | -24,13 |
Colombia | 8.096 | 22.877.907 | 77,27 | 102,41 |
Nhật Bản | 10.168 | 38.214.126 | 23,47 | 16,94 |
Brazil | 19.851 | 46.807.011 | 55,13 | 30,59 |
Bangladesh | 11.732 | 45.536.436 | 10,54 | 20,95 |
Ai Cập | 14.404 | 29.745.593 | 14,53 | 12,78 |
Malaysia | 10.308 | 29.408.986 | 6,16 | 14,64 |
Indonesia | 9.487 | 31.548.970 | 41,47 | 33,54 |
Mỹ | 16.961 | 21.085.265 | 136,42 | 103,21 |
Campuchia | 5.886 | 16.564.899 | 39,15 | 52,77 |
Philippines | 4.766 | 11.341.879 | -29,95 | -23,04 |
Pakistan | 9.344 | 22.789.598 | 32,71 | 51,05 |
Anh | 5.716 | 6.368.964 | -39,93 | -22,81 |
Italy | 1.400 | 6.580.657 | 84,45 | 37,3 |
(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Có 2 lý do, giá gạo Việt Nam tăng cao và các nước khác đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc. Nên trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm đến 27,4% về khối lượng.
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong nửa đầu năm 2018 đạt 3,3 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.
2 quý đầu năm, nguyên liệu nhựa nhập khẩu đạt 2,66 triệu tấn, tương đương 4,33 tỷ USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 23,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2018 kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 151,73 triệu USD, giảm 23,3% so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm 3,7% so với cùng tháng năm 2017. Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 1,11 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hóa chất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 38,2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 785,53 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 6/2018 đạt 148,71 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 5/2018 và cũng tăng 46,3% so với tháng 6/2017.
Trong nửa đầu năm 2018, Lào tăng nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam thay vì mặt hàng than đá như trong 6 tháng đầu năm 2017.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Áo trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 86,4% tổng kim ngạch.
Sau khi tăng mạnh cả lượng và trị giá kể từ tháng 3/2018 và mức tăng giảm dần cho đến nay tháng 6/2018 xuất khẩu hạt điều đã suy giảm trở lại.
Chính thức từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thuỷ hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP).
Mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá sắn xuất khẩu lại tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ, đạt 368,3 USD/tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự