Tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch, nhưng tốc độ xuất khẩu nhóm hàng kim loại thường khác và sản phẩm sang thị trường Thụy Điển 4 tháng đầu năm 2019 tăng đột biến, gấp hơn 11,5 lần (tương ứng 1054,02%) so với cùng kỳ 2018.
Kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan và Trung Quốc tăng rất mạnh
- Cập nhật : 18/04/2019
Trong quý 1/2019, kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan tăng 73,8%, sang Trung Quốc tăng 126,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 2/2019 (giảm 55,1% về lượng và giảm 58,6% về kim ngạch) thì sang tháng 3/2019 lại tăng mạnh 72,3% về lượng và tăng 89,6% về kim ngạch, đạt 9.277 tấn, tương đương 16,65 triệu USD.
Tinh chung trong cả quý 1/2019 lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 26.655 tấn, thu về 46,66 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 18,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 3/2019 đạt 1,794,3 USD/tấn, tăng 10,3% so với tháng 2/2019 và tăng 18% so với tháng 3/2018. Tính giá trung bình trong cả quý 1/2019 đạt 1.750,7 USD/tấn, tăng 13,2% so với quý 1/2018.
Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu chè sang Pakistan - thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại chè của Việt Nam tăng rất mạnh 89% về lượng và tăng 73,8% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 7.686 tấn, tương đương 14,68 triệu USD, chiếm 28,8% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch; tuy nhiên giá chè xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 8%, đạt 1.909,8 USD/tấn. Trong 5 năm gần đây, lượng nhập khẩu chè của Pakistan liên tục tăng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8%/năm. Tuy nhiên, thị phần của chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pakistan vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 2,2% trong năm 2018.
Nga vươn lên là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ chè của Việt Nam, với 3,671 tấn, tương đương 5,67 triệu USD, chiếm 13,8% trong tổng khối lượng và chiếm 12,1% trong tổng kim ngạch, giảm trên 12% cả về lượng và kim ngạch. Giá xuất khẩu sang Nga cũng giảm nhẹ 0,8%, chỉ đạt 1,544,3 USD/tấn.
Chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tuy chỉ đạt 1.401 tấn, nhưng giá trung bình rất cao 4.036 USD/tấn, nên kim ngạch đứng thứ 3 thị trường với 5,65 triệu USD (giảm 22% về lượng nhưng tăng mạnh 190,4% về giá và tăng 126,3% về kim ngạch)
Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan tăng cả lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 3.413 tấn, tương đương 5,29 triệu USD, giá 1.549 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 7,2% về giá và tăng 11,6% kim ngạch.
Trong quý 1/2019 xuất khẩu chè sang thị trường Đức sụt giảm rất mạnh 85,6% về lượng và giảm 75,6% về kim ngạch so với cùng kỳ, chỉ đạt 20 tấn, tương đương 0,13 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu Ba Lan cũng giảm mạnh 63,7%, đạt 0,24 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 58,5%, đạt 0,1 triệu USD; U.A.E giảm 40,8%, đạt 0,44 triệu USD.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, sản lượng chè đen toàn cầu sẽ tăng 2,2%/năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2027; trong khi đó, sản lượng chè xanh toàn cầu dự báo còn tăng nhanh hơn, khoảng 7,5%/năm, đạt 3,6 triệu tấn vào 2027. Mặc dù sản lượng tăng, nhưng tiêu thụ thời gian tới cũng sẽ tăng, chủ yếu bởi Trung Quốc - nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không ngừng tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở châu Âu.
Về thị hiếu, những năm qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thưởng chè của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống chè truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc chè xanh thô. Nhưng hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các loại chè đặc sản, chè có hàm lượng chế biến cao, phối trộn với nhiều loại đồ uống bổ dưỡng khác.
Trong đó, có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là chè thảo mộc và chè chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Đây là những chủng loại mà các doanh nghiệp chè Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư trong thời gian tới để gia tăng giá bán và kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu chè quý 1/2019
Thị trường | T3/2019 | Quý 1/2019 | +/-so với cùng kỳ (%)* | |||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 9.277 | 16.645.598 | 26.655 | 46.663.456 | 4,63 | 18,45 |
Pakistan | 2.249 | 4.306.411 | 7.686 | 14.678.419 | 88,98 | 73,78 |
Nga | 999 | 1.578.915 | 3.671 | 5.669.205 | -12,01 | -12,67 |
Trung Quốc đại lục | 608 | 2.281.845 | 1.401 | 5.654.705 | -22,08 | 126,31 |
Đài Loan(TQ) | 1.335 | 2.254.184 | 3.413 | 5.287.022 | 4,02 | 11,55 |
Indonesia | 836 | 764.709 | 2.308 | 2.203.708 | 7,6 | 1,06 |
Iraq | 366 | 570.042 | 1.251 | 1.873.361 |
|
|
Mỹ | 420 | 569.233 | 1.303 | 1.648.090 | -28,8 | -20 |
Saudi Arabia | 235 | 604.722 | 631 | 1.596.108 | 5,87 | -0,7 |
Malaysia | 336 | 260.247 | 830 | 657.094 | -17,41 | -22,29 |
Ukraine | 163 | 269.965 | 376 | 621.535 | 21,29 | 12,42 |
Philippines | 98 | 255.258 | 236 | 607.076 | 3,51 | 1,93 |
U.A.E | 240 | 388.494 | 266 | 440.494 | -49,62 | -40,79 |
Ba Lan | 73 | 98.051 | 181 | 235.862 | -56,28 | -63,71 |
Ấn Độ | 84 | 115.745 | 154 | 225.911 | -35,83 | 1,19 |
Đức | 5 | 25.965 | 20 | 125.285 | -85,61 | -75,57 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
|
| 44 | 99.147 | -57,69 | -58,45 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn