Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,9 tỷ USD trong 8 tháng
- Cập nhật : 19/09/2015
(Tin kinh te)
Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam đạt 50%.
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau ngành điện tử về giá trị xuất khẩu hàng năm.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt 14,9 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân do năm 2015, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, EU và Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan được ký kết, cơ hội tăng trưởng cho hàng dệt may Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Trong đó, trừ Hiệp định TPP, các hiệp định nói trên đều đã kết thúc đàm phán để tiến tới ký kết trong năm 2015.
Sức khỏe của các nền kinh tế lớn cũng có ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, các nền kinh tế đầu tàu thế giới đang có những tín hiệu hồi phục tích cực.
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam chiếm 50%. Trong khi đó, dù kinh tế Nhật Bản vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này vẫn ở mức tăng trưởng khá đạt 12%. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 8%, sang Đức và Anh đều ở mức 3%.
Bình Trần
Theo Vinanet