Châu Á đang trải qua một cuộc đua về xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam tăng cường nỗ lực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo ra nước ngoài để hỗ trợ nông dân, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất. Nhưng sự cạnh tranh này có thể làm giảm giá cả toàn cầu, và có thể gây hiệu ứng ngược lại.
EU chính thức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với 3 sản phẩm thép của Việt Nam
- Cập nhật : 22/01/2019
23 sản phẩm thép có xuất xứ từ các nước, bao gồm cả Việt Nam, sẽ chính thức bị áp hạn ngạch tới khoảng giữa năm 2021 khi xuất vào EU.
Ngày 16/2, Liên minh châu Âu (EU) chính thức thông qua việc áp dụng biện pháp phòng vệ với thép nhập khẩu vào thị trường này. Kể từ đầu tháng 2, tất cả lô hàng thép nhập khẩu vào EU sẽ bị áp hạn ngạch tới tháng 7/2021. Nếu vượt hạn ngạch cho phép, thép nhập vào sẽ bị áp thuế 25%.
Theo đó, hạn ngạch nhập khẩu thép sẽ là khối lượng nhập khẩu trung bình của 3 năm gần nhất cộng thêm 5%. Các quốc gia xuất khẩu thép lớn sẽ được áp hạn ngạch riêng.
Để tránh tình trạng tích trữ, EU sẽ so sánh hạn ngạch với tổng khối lượng nhập khẩu của 3 tháng, và con số có thể tăng thêm 5% mỗi năm.
Trước đó, vào tháng 7/2018, EU áp dụng biện pháp phòng vệ tạm thời đối với 23 sản phẩm thép nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Trong đó, Việt Nam có ba nhóm sản phẩm nằm trong diện bị áp thuế tự vệ tạm thời của EU, gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim (hạn ngạch nhập khẩu là 1.318.865 tấn), thép tấm mạ kim loại (hạn ngạch 2.115.054 tấn), thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh (hạn ngạch 476.161 tấn).
Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thép và sản phẩm thép của Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 22,7% tổng xuất khẩu mặt hàng này đi các thị trường.
Nguồn:ndh.vn