Việc tỷ giá biến động thì có khả năng các hãng ô tô sẽ họp để điều chỉnh giá bán trong thời gian rất ngắn sắp tới.

Chính sách kép về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 19/8 và nới biên độ vào ngày 12/8 là hành động không có tiền lệ tại Việt Nam.
Đầu giờ sáng 19/8, ngay sau khi nhận được thông tin NHNN điều chỉnh tỷ giá, các NHTM đã đồng loạt tăng mạnh giá mua vào và bán ra USD thêm 180-380 đồng/USD. Hàng loạt các NH đã nâng giá bán lên 22.480, chỉ cách giá trần mới 67 đồng/1 USD.
Tuy nhiên, tới cuối giờ trưa, giá USD đã hạ nhiệt. Tính tới 11h30, Vietcombank đặt giá USD ở mức 22.350 đồng (mua) và 22.450 đồng (bán). Tới 14h20, Vietcombank để giá là: 22.320 đồng (mua) và 22.420 đồng (bán).
Tính tới 14h30, BIDV niêm yết giá USD ở mức 22.320 đồng (mua) và 22.390 đồng (bán); VietinBank để ở mức 22.310 đồng (mua) và 22.400 đồng (bán); Eximbank 22.280 đồng (mua) và 22.400 đồng (bán); Techcombank 22.200 đồng (mua) và 22.480 đồng (bán); DongABank 22.290 đồng (mua) và 22.420 đồng (bán)…
Trên thị trường tự do, giá được giao dịch phổ biến ở mức 22.480 đồng/USD (so với trần 22.547 đồng/USD). Giá mua vào là 22.300 đồng/USD.
Quyết định điều chỉnh kép, tăng tỷ giá thêm 1% và nới biên độ lên 3% được đưa ra khá nhanh nhưng dường như không gây quá bất ngờ và sốc. Mà trái lại, nhiều chuyên gia lại cho rằng đây là bước đi cần thiết để Việt Nam đi đúng với diễn biến thị trường. Hành động của NHNN Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới lo ngại việc Trung Quốc phá giá hơn 4,6% đồng nhân dân tệ (NDT) gần đây sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn thị trường tiền tệ trên thế giới và tương quan thương mại toàn cầu. Nhiều đồng tiền trong khu vực châu Á đã có những đợt giảm rất mạnh trong hơn một tuần qua.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, quyết định nới biên độ ngày 12/8 là là hành động nhanh và gần như không có tiền lệ tại Việt Nam. Điều này cho thấy NHNN đang sẵn sàng xử lý các thách thức trên thị trường. Việc nới rộng biên độ giao dịch USD/VND của NHNN là bước đi cần thiết để giúp thị trường ổn định.
Quyết định điều chỉnh tỷ thêm 1% cộng với mở rông biên độ thêm 1% vào sáng ngày 19/8, theo ông Hải là một biện pháp tạo một biên độ giao dịch đủ rộng để cung cầu gặp nhau trên thị trường tránh tạo tâm lý của thị trường về việc điều chỉnh liên tục.
Theo một chuyên gia: nói đơn giản là: Ngân hàng Nhà nước quyết định đi một bước chủ động để không bị 'dồn vào chân tường'. Chấp nhận đi theo thị trường hơn là cố giữ các chỉ tiêu mà đi người quy luật và bào mon các nguồn lực ổn định ngoại tệ
“Động thái điều chỉnh mạnh mẽ này thể hiện NHNN đi trước so với cung cầu của thị trường, chủ động tạo khung cho giao dịch trên thị trường. Việc điều chỉnh lần này góp phần giảm áp lực tiếp tục bán dự trữ ngoại tệ ra thị trường, vốn là một bước đi nếu tiếp tục sẽ không mang tính bền vững”, ông Hải nhìn nhận.
Chia sẻ trên báo chí, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc điều chỉnh tăng tỷ giá 1% của NHNN là hợp lý nhưng ông vẫn lo ngại áp lực về tỷ giá sẽ không giảm từ nay cuối.
Trong khi đó, Ngân hàng ANZ cho rằng, cho dù từ giờ tới cuối năm thiếu vắng các chính sách điều chỉnh thêm, đồng VND có thể chỉ giảm giá tối đa 5,1% trong năm nay, so với mức giảm khoảng 4,5% tính từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại. Mức giảm trung bình của VND trong 2 năm trước là 1,3%.
Theo ANZ, chính sách kép lần này của NHNN không phải là sự chủ động tham gia vào một cuộc chiến tiền tệ hoặc một cuộc đua giảm giá như một số chuyên gia có thể lo ngại. Theo ANZ, với triển vọng kinh tế đưa ra gần dây, VND là một trong những đồng tiền vững chắc nhất trong cơn cuồng phong tiền tệ tại châu Á vài tháng gần đây. Sự điều chỉnh lại tiền đồng dường như là đảm bảo cho một triển vọng cân bằng kinh tế vĩ mô.
Ông Hải cho rằng, khi thị trường biến động, các DN không nên chạy theo và mua bằng mọi giá vì sẽ tạo thêm biến động nữa. Thông thường sau đợt biến động thị trường sẽ điều chỉnh ổn định trở lại quanh một mức cân bằng mới.
Trong thời gian tới, theo ông Hải, thị trường tiền tệ thế giới có thể còn có những đợt biến động như Trung Quốc có thể tăng lãi suất, Fed có thể tăng lãi suất… Điều này có thể tiếp tục ảnh hưởng tới Việt Nam và đòi hỏi có những bước điều chỉnh linh hoạt. Do đó, ngay khi thị trường ổn định trở lại các DN nên áp dụng chính sách quản trị rủi ro để tránh những biến động không lường trước được của thị trường trong tương lai.
Việc điều chỉnh tỷ giá lần này, theo HSBC, sẽ có tác động tới các DN nhập khẩu khi chi phí nhập khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu do đó có thể giảm xuống. Việt Nam với vị thế trong chuỗi cung ứng của thế giới sẽ còn tiếp tục nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
Về xuất khẩu, Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối về giá nhưng cũng sẽ nhanh chóng yêu cầu người bán điều chỉnh giá để có thể cùng hưởng lợi từ việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn cạnh tranh với Trung Quốc, từ mặt hàng cho tới thị trường xuất khẩu, nên lợi thế từ việc điều chỉnh tỷ giá sẽ không kéo dài lâu. Về dài hạn, các DN vẫn phải đầu tư vào chất lượng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị thế của hàng Việt Nam.
Việc tỷ giá biến động thì có khả năng các hãng ô tô sẽ họp để điều chỉnh giá bán trong thời gian rất ngắn sắp tới.
Sau khi NH Nhà nước tăng tỉ giá, các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VND có thể nhích lên nhưng không nhiều....
Ngân hàng Nhà nước tăng tỉ giá thêm 1% và nới biên độ giá lên 3%, các chuyên gia cho rằng động thái này là nhằm đón đầu với khả năng Mỹ tăng lãi suất trong tương lai.
TS. Nguyễn Đức Thành nói, Việt Nam cần phòng ngừa kịch bản nở rộ bong bóng tài sản sau khi gia nhập TPP...
Theo Thống đốc, việc cho vay tín chấp còn yếu có nhiều lý do như kinh doanh của DN và người dân gặp khó khăn, năng lực tài chính của DN yếu, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án...
Quyết định tăng tỷ giá thêm 1% đồng thời nới biên độ thêm 3% được cho là quyết định chưa có tiền lệ của NHNN. Bước đi này được cho là cần thiết để đối phó với việc Trung Quốc liên tiếp phá giá NDT ở mức 4,7%, đồng thời để đối phó với việc FED có thể điều chỉnh lãi suất vào tháng 9 này. Tuy nhiên, thị trường cũng vẫn ‘sốc’. Nhất là khi, chỉ trong một tuần, NHNN đã có hai quyết định mạnh tay về tỷ giá. Hôm 12/8, biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%.
Đó là khẳng định của Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (ảnh) ngay sau khi điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% vào hôm qua và là lần điều chỉnh thứ 2 chỉ trong khoảng một tuần.
Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước VN đưa ra quyết định vừa tăng tỷ giá liên ngân hàng vừa tăng biên độ tỷ giá chỉ trong một ngày. Các chuyên gia đánh giá sự thay đổi này là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Lần đầu tiên sau bốn năm Ngân hàng Nhà nước trở lại đường cũ: điều chỉnh biên độ tỷ giá. Một biên độ rộng hơn đồng nghĩa với môi trường rủi ro lớn hơn.
Lịch sử điều hành chính sách tỷ giá USD/VND đang nghiêng về một biên độ tỷ giá rộng hơn, như một ứng xử cần thiết trước các biến cố.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự