tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Miếng bánh hấp dẫn với nhà bán lẻ Nhật

  • Cập nhật : 26/07/2016

Người tiêu dùng Việt đang ngày càng có mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng cao đã góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ.

Tại trung tâm thương mại Aeon Long Biên, Thu Hương vừa mua xong đồ dùng cho năm người trong gia đình. Gân đây, cô không còn đi chợ gần nhà mà bắt taxi đến thẳng Aeon vì mua sắm ở đây vừa có điều hoà mát mẻ vừa có Wi-fi miễn phí.

Thu Hương cho biết Aeon rất tiện mua đồ vì cô có thể mua đủ loại hàng cho cả gia đình trong một tuần. Hơn nữa, mua sắm ở đây cũng mang lại cảm giác hiện đại.

Nhờ đặc điểm dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang là thị trường thu hút với nhiều nhà bán lẻ Nhật Bản như Aeon, Takashimaya và Seven & I. Lý do là thị trường Trung Quốc đang chững lại trong khi thị trường nội địa ảm đạm.

Theo một nhà quan sát, thị trường bán lẻ Việt Nam đang tăng trưởng chóng mặt và khi nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt trong giới trẻ ngày càng nhiều.

Theo khảo sát của Nielsen, trong 93 triệu dân, gần 60% dân số Việt Nam ở dưới độ tuổi 35 và có trình độ học vấn cao hơn ngày trước. Trong 4 ngày khai trương Aeon Mall ở TP.HC hồi đầu tháng 7, doanh số bán hàng cao hơn 18% so với ước tính ban đầu. Hiện nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản có bốn trung tâm thương mại và 54 siêu thị ở Việt Nam. Số lượng siêu thị của Aeon tại Việt Nam nhiều gấp đôi so với ở Trung Quốc và chiêm 1/3 số siêu thị Aeon mở tại nước ngoài.

Nhưng Aeon không phải doanh nghiệp Nhật duy nhất tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường Việt Nam. Khoảng 20 công ty tiêu dùng Nhật – từ sản xuất chocolate đến mỳ tôm hay sản xuất trà xanh – đã gặp gỡ các đối tác Việt Nam tiềm năng trong một hội thảo đầu tư tuần trước do Mitsubishi và Vietinbank tổ chức tuần trước.

Doanh thu nội địa ảm đảm là lý do chính khiến doanh nghiệp Nhật tìm kiếm cơ hội đầu tư nước ngoài. Aeon đã lỗ 3 quý trong vòng 1 năm bao gồm cả quý hai vừa qua một phần do dân số già tại Nhật Bản. Dân số Nhật đã giảm 7 năm liên và năm 2015 chứng kiến mức giảm lớn nhất. Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là nước có dân số trẻ với thu nhập bình quân tăng lên 2.111 USD so với mức 433 USD vào năm 2000.

Người tiêu dùng Việt đang ngày càng có mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng cao đã góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ. Trong khi trước đây, chợ truyền thống vẫn vẫn là hình thức mua sắm chính của nhiều người dân giờ không còn nhiều sự thu hút do những lo sợ về chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của chính phủ hồi tháng 6, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng gần 9000 chợ truyền thống, 800 siêu thị và hơn một triệu cửa hàng tư nhân. Sức mua tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với các hình thức khác được dự báo sẽ tang 40% vào năm 2020, tang 25% so với hiện tại.

Trong hai năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự chuyển mình nhờ sự phát triển đầu tư của cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao hơn. Đa số người mua hàng hy vọng mua sắm ở gần nhà cũng như muốn được nâng cao trải nghiệm mua sắm.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng ngày càng cạnh tranh với sự hiện diện của các doanh nghiệp Thái và Hàn Quốc. Hiện tại Aeon đã phối hợp với Citimar và Fivimart để mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Hãng bán lẻ Takashimaya trong tháng này cũng sẽ khai trương trương trung tâm thương mại đầu tiên rộng 15 nghìn m2 tại trung tâm Sài Gòn nhằm mở rộng thị trường nước ngoài, đặc biệt tại Đông Nam Á. Dân số trẻ và mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất hấp dẫn với Takashimaya khiến hãng đầu tư 5 nghìn tỷ yen (47 triệu USD) vào Việt Nam kể từ 2012. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cũng đã ký thoả thuận kinh doanh nhượng quyền với hệ thống Seven Việt Nam như một phần trong kế hoạch phát triển tại khu vực Thái Bình Dương. Không chỉ có doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản đang để mắt đến Việt Nam, Lotte Hàn Quốc đặt mục tiêu mở 60 siêu thị vào năm 2020 trong khi TTC Holdings của Thái cũng mua lại Metro với giá 665 triệu euro (720 triệu USD).

Không chỉ có doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng đang raó riết mở rộng hoạt động để cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài. Vingroup đặt mục tiêu mở 500 siêu thị và 8000 cửa hàng tiện lợi trong 5 năm tới dưới thương hiệu VinMart và VinMart+.

Trong khi đó, Thế giới di dộng cũng thông báo kế hoạch ra mắt chuối cửa hàng thực phẩm sạch trong năm tới. Đây là lĩnh vực được dự báo tăng trưởng nhanh hơn di động và bán lẻ điện máy. Theo CEO của Thế giới di động, thị trường có tiềm năng rất lớn. Mọi người chỉ có nhu cầu đổi điện thoại trong vòng 1 đến 2 năm trong khi nhu cầu mua sản phẩm thiết yếu diễn ra hàng ngày. Hình ảnh người phụ nữ xách túi đi chợ mỗi sáng sẽ dần biến mất trong tương lai. Đó chính là “sự thay đổi thế hệ”.


Nhật Linh
Theo Bloomberg/NDH

Trở về

Bài cùng chuyên mục