Nhập khẩu gạo của EU từ một số nước châu Á tăng 12% so với năm ngoái trong 7 tháng đầu năm; giá gạo Basmati của Ấn Độ có thể giảm do nguồn cung tăng, nhu cầu giảm.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 22-07-2016
- Cập nhật : 22/07/2016
Giá dầu quay đầu giảm do lo ngại thừa cung
Giá dầu phiên 21/7 lại quay đầu giảm do tình trạng thừa cung xăng tiếp tục gây áp lực.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1 USD, tương ứng 2,2%, xuống 44,75 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 97 cent, tương đương 2,1%, xuống 46,20 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5.
Cả giá dầu Brent và WTI đều giảm hơn 12% so với mức đỉnh năm 2016 ghi nhận hồi đầu tháng 6 ở mức trên 50 USD/thùng.
Sau khi đạt mức đỉnh của năm 2016, giá dầu liên tục chịu áp lực do tình trạng thừa cung sản phẩm lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu đã biến tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu thành tình trạng thừa cung xăng và các sản phẩm nhiên liệu khác, theo các nhà phân tích.
Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng các nhà máy lọc dầu sẽ giảm lượng dầu thô mua vào trong những tháng tới. Tuy vậy, giới đầu cơ giá lên cũng được an ủi phần nào khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy công suất của các nhà máy lọc dầu tại Mỹ tuần qua tăng gần 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, với việc giá xăng giảm xuống sát với giá dầu thô, biên lợi nhuận sẽ kéo giảm hoạt động của các nhà máy lọc dầu, theo đó, kéo giảm giá dầu thô.
Mỹ không phải là nước duy nhất đang đối mặt với tình trạng thừa cung xăng. Các nhà phân tích dự đoán sản lượng xăng của Trung Quốc sẽ vượt nhu cầu trong năm nay, bất chấp doanh số bán ôtô tăng vọt. Điều này đồng nghĩa rằng lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc sẽ giảm, nhưng nhập khẩu dầu thô của nước này sẽ không giảm mạnh nhờ nhu cầu cơ bản vẫn còn.
Nhiều nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc, nhất là các nhà máy lọc dầu độc lập hay còn gọi là teapot, đang mở rộng mạng lưới bán lẻ đến các vùng nông thôn - mảng thị trường chưa được khai thác mà gã khổng lồ Sinopec vẫn đang để ngỏ. Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc xuất khẩu xăng, chủ yếu sang Singapore - trung tâm giao dịch hàng hóa chủ chốt tại châu Á.(NCĐT)
Giá vàng thoát đáy 3 tuần khi ECB giữ nguyên lãi suất
Phiên 21/7, giá vàng thoát đáy 3 tuần khi USD và cổ phiếu châu Âu suy yếu sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất.
ECB tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát với nguồn tín dụng rẻ. ECB cũng cho rằng sẽ duy trì mức lãi suất như hiện nay hoặc thấp hơn trong một thời gian dài.
Trong cuộc họp báo sau phiên họp chính sách, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, Ngân hàng trung ương châu ÂU sẵn sàng có thêm hành động để thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng kinh tế nếu cần thiết.
Lúc 13h22 giờ GMT giá vàng giao ngay đứng ở 1.315,55 USD/ounce, trước đó, giá chạm 1.310,56 USD/ounce, thấp nhất kể từ 28/6.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,9% lên 1.331 USD/ounce.
USD - lên cao nhất 4 tháng trong phiên 20/7 - đã giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ sau tin Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda bác bỏ việc sử dụng “tiền trực thăng” để thúc đẩy kinh tế Nhật Bản.
Dần về cuối phiên, USD được hỗ trợ phần nào nhờ số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự đoán, làm tăng đồn đoán Fed có thể nâng lãi suất trước khi năm nay kết thúc.
Số liệu cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4.
Wang Tao, nhà phân tích kỹ thuật của Reuters, nhận định, giá vàng đã tìm được ngưỡng hỗ trợ ở 1.313 USD/ounce và có thể dao động quanh mức này trước khi hướng đến ngưỡng hỗ trợ tiếp theo ở 1.298 USD/ounce.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 19,30 USD/ounce, trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,4% lên 1.086,2 USD/ounce và giá palladium tăng 0,1% lên 671,95 USD/ounce.
Giá đồng được hỗ trợ do đồng đô la giảm
Nhà sản xuất phôi thanh CIS duy trì giá xuất khẩu
Giá phôi thanh xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong tuần này nhưng các nhà sản xuất CIS cho đến nay vẫn bỏ qua điều đó và tiếp tục duy trì mục tiêu giá của họ từ tuần trước, các nguồn tin thị trường cho biết.
Chào giá đối với phôi thép Trung Quốc dao động trong phạm vi 300-315usd/tấn FOB Trung Quốc, tùy thuộc vào nhà máy và thông số kỹ thuật, giảm khoảng 10-15usd/tấn so với tuần trước. Trong khi đó, báo giá của khu vực Biển Đen vẫn không đổi ở mức 320-330usd/tấn FOB.
“Trung Quốc đã giảm nhưng vẫn còn quá cao để thực sự ảnh hưởng đến thị trường Biển Đen”, một thương nhân châu Âu nhận xét, nói thêm rằng các nhà máy ở Trung Quốc đầu tiên sẽ cố gắng bán tại các thị trường Đông Nam Á trước khi giảm giá hơn nữa để vào khu vực Địa Trung Hải, thị trường chi phối truyền thống của CIS. “Nhưng họ [các nhà cung cấp Trung Quốc] sẽ không để giá dưới 270-280usd/tấn FOB, vì đây là điểm giới hạn mà nhà sản xuất bắt đầu lỗ”, thương nhân này cho biết. Ông cho rằng, ở mức 285usd/tấn FOB Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu đặt phôi thanh của Trung Quốc chứ không phải là phế như trong tuần vừa qua.
Các nhà máy CIS đang cho thấy sự miễn cưỡng phải giảm giá bán dưới 320usd/tấn FOB. Các đơn đặt hàng lớn đến Ai Cập tuần trước từ một nhà sản xuất Nga Novorosmetall tại mức 325usd/tấn FOB Novorossiysk, thiết lập chuẩn giá ở mức khá cao. Một giá bán thấp sang Thổ Nhĩ Kỳ đã được ký kết bởi một nhà cung cấp của Nga REMZ tại 312usd/tấn FOB Novorossiysk. Giá cả cạnh tranh là do kích thước, phôi vuông 150mm được xem là ít có nhu cầu hơn và thanh toán trước đáng kể.
Một thương nhân ở Bắc Phi cho rằng có thể đặt phôi CIS phôi ở 320usd/tấn FOB với một giá chào mua ổn định nhưng mức thấp hơn không được chấp nhận bởi các nhà máy đối với chuẩn kích thước phôi vuông 125mm. Một số người mua đặt ra mức giá khả thi ở 315usd/tấn FOB, với hy vọng sẽ có một số nhượng bộ từ các nhà máy. “Tại Thổ Nhĩ Kỳ giá chấp nhận là 310usd/tấn CFR,” một thương nhân cho biết dựa trên các giao dịch phế mới nhất trên 220usd/tấn CFR.
Platts định giá phôi thanhhàng ngày của mình tại mức 320usd/tấn FOB Biển Đen vào hôm thứ Ba, ổn định trong ngày.
Sản lượng thép của Nhật Bản tăng trong tháng 6
Số liệu từ Liên đoàn sắt thép công bố hôm thứ Tư cho thấy sản lượng thép thô của Nhật trong tháng 6 tăng gần 3% so với năm trước lên 8,76 triệu tấn. Tuy tổng sản lượng quý 2 này giảm 2% so với tháng 5 nhưng với 26,2 triệu tấn là cao hơn năm ngoái 1,3% và đây là quý tăng đầu tiên kể từ quý 3/2014.
Một cuộc khảo sát trước đó được thực hiện bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho thấy trong quý 2, các nhà máy đã lên kế hoạch sản xuất 26,26 triệu tấn thép thô. Quả thực, sản lượng thực tế trong quý này rất sát với kế hoạch của các nhà máy.
“Xu hướng sản xuất không thực sự thay đổi nhiều nhưng chúng tôi nghĩ là các nhà máy sẽ sớm bắt đầu tăng sản lượng”, đại diện JISF cho biết, lưu ý rằng các nhà máy EAF sẽ hoạt động chậm lại trong mùa hè nhưng từ mùa thu sẽ cần phải tăng cường sản lượng cho nhu cầu thép xây dựng.
Trong số các sản phẩm thì thép tấm tăng 3,7% so với năm ngoái và 13,9% so với tháng 5 đạt 910.200 tấn, mức tăng mà đại diện JISF cho biết nhu cầu ổn định được phản ánh từ các xưởng đóng tàu nắm giữ khoảng 2,5 năm đơn hàng tồn đọng. “Nhưng đơn hàng đặt mua tàu mới vẫn còn rất hạn chế vì vậy chúng tôi không thể thoải mái trước nhu cầu thép tấm được”.
Trong khi đó, Meti thông báo vào đầu tháng này rằng sản lượng thép thô của Nhật trong quý này có thể sẽ tăng nhẹ- chưa tới 1%- đạt 26,36 triệu tấn.