tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 19-07-2016

  • Cập nhật : 19/07/2016

Giá dầu thấp nhất 2 tháng do thừa cung nhiên liệu

Giá dầu phiên 18/7 bắt đáy 2 tháng, dấu hiệu cho thấy thừa cung nhiên liệu và nhu cầu suy yếu có thể đặt dấu chấm hết cho đợt tăng vừa qua.

gia dau phien 18/7 bat day 2 thang, dau hieu cho thay thua cung nhien lieu va nhu cau suy yeu co the dat dau cham het cho dot tang vua qua.

Giá dầu phiên 18/7 bắt đáy 2 tháng, dấu hiệu cho thấy thừa cung nhiên liệu và nhu cầu suy yếu có thể đặt dấu chấm hết cho đợt tăng vừa qua.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 71 cent, tương ứng 1,5%, xuống 45,24 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 65 cent, tương đương 1,4%, xuống 46,96 USD/thùng.

Cả giá dầu Brent và WTI liên tục giảm kể từ khi đạt đỉnh trong năm nay ở mức trên 50 USD/thùng hồi đầu tháng 6. Từ đầu tháng 7 đến nay, giá dầu đã giảm 11%.

Lượng sản phẩm lọc dầu lưu kho cũng liên tục gây áp lực lên giá dầu. Thị trường sản phẩm lọc dầu, nhất là xăng, trong tình trạng thừa cung, đồng nghĩa rằng các nhà máy lọc dầu sẽ giảm lượng mua vào dầu thô, đặc biệt thời điểm bảo dưỡng định kỳ mùa thu chỉ còn 2 tháng nữa.

Tại Trung Quốc, một trong những thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, lưu kho sản phẩm lọc dầu liên tục tăng cũng khiến giới đầu tư lo ngại. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 xuống xuống mức thấp nhất 5 tháng qua ở 7,5 triệu thùng/ngày. Hãng tư vấn Energy Aspects dự đoán nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm nay bình quân đạt 7,4 triệu thùng/ngày, cao hơn so với 6,7 triệu thùng/ngày năm 2015.

Nhiều nhà đầu tư đặt cược rằng thị trường dầu thô sẽ dần cân bằng trong năm nay, kết thúc thời kỳ dài thừa cung. Giá dầu WTI của Mỹ đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6, đợt tăng giá mạnh nhất 7 năm qua. Giá dầu thời gian này cũng được hỗ trợ khi nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ tăng trong khi nguồn cung dầu thô từ Canada gián đoạn do cháy rừng. Những do các nhà máy lọc dầu đã sản xuất lượng xăng cao hơn nhu cầu, khiến thừa cung dầu thô chuyển thành thừa cung xăng.

Lượng dầu thô và sản phẩm lọc dầu lưu kho - kể cả xăng và diesel - tiếp tục đạt mức kỷ lục, trái ngược với dự đoán của nhiều nhà đầu tư.

Vì những lý do này, Morgan Stanley cho rằng giá dầu sẽ giảm. Nhu cầu dường như không đủ mạnh để hấp thụ nguồn cung. Morgan Stanley từng dự đoán nhu cầu dầu thô của các nhà máy lọc dầu tăng 800.000 thùng nhưng giờ đây lại cho rằng con số này là quá cao.(NCĐT)

Giá vàng giảm khi lo ngại lắng dịu sau đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá vàng phiên 18/7 giảm 1% khi chứng khoán tăng điểm do lo ngại của nhà đầu tư lắng dịu sau nỗ lực đảo chính không thành tại Thổ Nhĩ Kỳ.

gia vang phien 18/7 giam 1% khi chung khoan tang diem do lo ngai cua nha dau tu lang diu sau no luc dao chinh khong thanh tai tho nhi ky.

Giá vàng phiên 18/7 giảm 1% khi chứng khoán tăng điểm do lo ngại của nhà đầu tư lắng dịu sau nỗ lực đảo chính không thành tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Lúc 9h57 giờ GMT, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.327,15 USD/ounce, trước đó có lúc giá chạm 1.323,7 USD/ounce. Tuần qua, giá vàng giao ngay giảm 2%, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 7 tuần qua khi giới đầu tư đổ tiền vào tìa sản rủi ro hơn.

Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,1% lên 1.329,3 USD/ounce, chấm dứt mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trấn áp những kẻ ủng hộ cuộc đảo chính quân sự bất thành và chính phủ nước này tuyên bố đã kiểm soát được đất nước cũng như nền kinh tế.

Hôm 15/7 giá vàng ngay lập tức tăng giá sau tin về cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ khi nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn như vàng và trái phiếu tăng vọt.

Giá vàng đã tăng 100 USD trong 2 tuần sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU do những nhà đầu tư lo lắng bắt đầu đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn.

Phiên 18/7, USD tăng 0,1% so với cá đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ trong khi lĩnh vực công nghệ và cam kết kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương đã hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Giá vàng cũng chịu áp lực sau số liệu doanh số bán lẻ tích cực của Mỹ - tăng tốt hơn dự đoán trong tháng 6.

Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard hôm 15/6 cho biết ông cho rằng Fed nên nâng lãi suất một lần trong năm nay và tiếp tục trong năm 2017 và 2018.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,8% xuống 19,83 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,6% xuống 1.080,2 USD/ounce và giá palladium giảm 2,3% xuống 630,73 USD/ounce.(NCĐT)

Thị trường nickel toàn cầu thiếu hụt hơn 11.000 tấn trong tháng 5

Theo số liệu từ Tổ chức nghiên cứu nickel quốc tế thị trường nickel toàn cầu thiếu hụt tới 11.200 tấn trong tháng 5, do giá thấp tác động tới sản lượng đã tinh chế từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới Trung Quốc trong khi nhu cầu chậm được cải thiện.
Nhưng sản lượng mạnh từ các mỏ tại Indonesia và sự hồi sinh sản lượng từ Philippines trong tháng 5 cho thấy sản lượng nickel đã tinh luyện toàn cầu có sự phục hồi mạnh trong tháng 6.
Sản lượng nickel thế giới giảm xuống 164.700 tấn trong tháng 5, thấp hơn sự phục hồi trong tiêu thụ toàn cầu, mà tăng lên tới 175.900 tấn. Sự thiếu hụt trong tháng 4 được điều chỉnh giảm xuống 6.500 tấn.
Từ tháng 1 tới tháng 5, thế giới thiếu hụt tới 21.200 tấn, do tiêu thụ tăng 4,1% lên 821.200 tấn nhưng sản lượng đã tinh luyện giảm 2,3% so với năm trước xuống 800.000 tấn.
Nguồn cung cấp khoán sản đã giảm 5,3% trong 5 tháng đầu năm nay, chủ yếu do sản lượng thấp từ Philippines, phục hồi mạnh trong tháng 5, khi sản lượng của nước này tăng vọt lên 53.100 tấn từ 16.800 tấn trong tháng 4.
Một cuộc trấn áp môi trường tại các mỏ Philippies từ tháng 6 giúp giá nickel lên mức cao 8 tháng trong tháng này, dường như chỉ các tác động không đáng kể tới xuất khẩu sang Trung Quốc trong ngắn hạn do các mỏ lớn nhất đã đáp ứng với các yêu cầu.
Ngoài ra cơ sở cho việc tăng nguồn cung cấp khoáng sản, sản lượng từ Indonesia tăng 30,4% trong 5 tháng đầu tiên của năm nay.
Về phía tinh luyện, sản lượng từ Trung Quốc giảm 14,7% trong 5 tháng đầu năm nay, do giá thấp và kiểm soát môi trường thắt chặt tác động tới sản lượng.
Các nhà sản xuất thép tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh ven biển Sơn Đông của Trung Quốc, đã đóng cửa sau khi khói dữ dội vào các thành phố lớn của Trung Quốc.
Giá nickel toàn cầu tăng hơn 1/5 kể từ tháng 5 do triển vọng trấn áp các mỏ từ Philippiens sẽ thắt chặt nguồn cung nickel, giá giao dịch tại 10.355 USD/tấn trong hôm thứ sáu 15/7, tăng từ 8,390 USD vào cuối tháng 5.

Giá đồng giảm ngày thứ 2 liên tiếp do kỳ vọng vào các biện pháp kích thích

Giá đồng giảm ngày thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch thứ Hai (18/7), do đồng đôla tăng gây áp lực lên giá, mặc dù kỳ vọng kích thích kinh tế của nhà tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.

Đồng đô la Mỹ tăng so với đồng yen tại châu Á trong ngày hôm nay do các nhà đầu tư rời khỏi trú ẩn an toàn trong bối cảnh của cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh tin tức kinh tế Mỹ tốt hơn và hy vọng kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London giảm 0,5% còn 4,893 USD/tấn. 
Giá đồng tại Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1% lên 38.040 NDT/tấn.
Giá dao động nhiều hơn vào ngày 18/7, do các nhà đầu tư chốt lời và áp lực đồng đôla lên giá. Không có nhiều sự thay đổi về cung-cầu, đây là mùa hè và nhu cầu thấp theo mùa", nhà phân tích Chunlan Li tại CRU ở Bắc Kinh cho biết.
Đồng đôla mạnh hơn gây áp lực lên hàng hóa được định giá bằng đôla, làm cho chúng đắt hơn cho người mua sử dụng các đồng tiền khác.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn chút ít so với dự kiến trong quý II, nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, cho thấy sự yếu đi trong tương lai có thể buộc chính phủ phải tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. 
Nhu cầu đồng của Trung Quốc thấp gây thêm áp lực về giá với hàng tồn kho tăng cao.
Kho dự trữ đồng tại Sàn Thượng Hải tăng 9,3%, dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu hoặc nguồn cung dư thừa, số liệu tuần trước cho thấy.
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố hỗ trợ cho kim loại đồng như biến động tại Chile khiến cho xuất khẩu của nhà sản xuất hàng đầu thế giới bị trì trệ trong nửa cuối tháng 6. 
Về những thông tin liên quan, nhà sản xuất nhôm Nhật Bản như UACJ Corp và Kobe Steel đang nỗ lực đẩy mạnh sản lượng tại Mỹ trong một nỗ lực để giành thị phần do ngành sản xuất ô tô chuyển sang sử dụng các kim loại nhẹ hơn để đáp ứng các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.

Mâu thuẫn thương mại gia tăng gây trì trệ xuất khẩu CRC của Trung Quốc

Với việc áp thuế chống trợ cấp gần đây của Mexico lên tới 103.42% cho CRC chứa nguyên tố bo xuất xứ Trung Quốc, thì cánh cửa của nước này hiện nay đã chính thức bị đóng lại cho gần như tất cả các sản phẩm CRC từ Trung Quốc.

Xuất khẩu CRC không chứa hợp kim của Trung Quốc tới Mexico đã bị chặn lại kể từ giữa năm 2015 khi thuế chống bán phá giá 65.99-103.41% được áp dụng.

Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chỉ xuất khẩu được khoảng 16,397 triệu tấn sản phẩm CRC sang Mexico, chiếm khoảng 1% trong tổng lượng CRC xuất khẩu trong thời gian đó. Như Platts đã đưa tin, trong cùng giai đoạn đó, xuất khẩu CRC của Trung Quốc đạt tổng cộng 1,48 triệu tấn, giảm 30% so với năm ngoái.

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đã trả lời khảo sát Platts rằng số vụ mâu thuẫn thương mại ngày càng tăng đối với các sản phẩm CRC của nước này trên toàn thế giới là một yếu tố chính đằng sau sự sụt giảm của khối lượng thép xuất khẩu. Sức mua hạn chế cho CRC cho tới năm nay cũng đã khiến cho thị trường xuất khẩu CRC nhìn chung suy yếu hơn so với thị trường trong nước.

Hôm thứ Năm, CRC tại thị trường Thượng Hải tiếp tục xu hướng đi lên do tồn kho thị trường thấp. Giá CRC SPCC 1.0mm 3.030-3.170 NDT/tấn (453-474 USD/tấn), tăng khoảng 70 NDT/tấn so với thứ Ba.

Tuy nhiên, tại thị trường xuất khẩu người mua ở nước ngoài vẫn chưa chấp nhận mức tăng từ Trung Quốc. Các nhà máy thép lớn hiện đang chào bán CRC với giá khoảng 400 USD/tấn FOB, nhưng người mua ở nước ngoài chỉ có thể chấp nhận mức giá tăng lên 390 USD/tấn FOB.

“Mặc dù chào giá 400 USD/tấn FOB vẫn còn thấp hơn so với giá trong nước hiện nay”, một trong những nhà xuất khẩu cho biết, nhu cầu CRC ở thị trường Trung Quốc bây giờ mạnh hơn ở thị trường xuất khẩu.(ST)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục