Giá khô đậu tương thế giới hàng ngày
Giá cả hàng hóa thị trường thế giới 20-08-2015
- Cập nhật : 20/08/2015
Giá vàng lên cao nhất 1 tháng do bất ổn kinh tế Trung Quốc
Nhu cầu trú ẩn an toàn vào tăng khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục những dấu hiệu bất ổn và có thể là nguyên nhân khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoãn nâng lãi suất.
Giá vàng được hỗ trợ khi USD giảm sau biên bản họp của Fed. Phiên ngày 19/8, USD giảm 1% so với euro, đánh dấu mức giảm mạnh nhất 1 tuần xuống 1,1128 USD/EUR. USD cũng giảm 0,5% so với yên xuống 123,78 yên/USD, sát mức thấp nhất kể từ ngày 28/7.
Biên bản cho biết, các điều kiện tăng lãi suất đang đến gần nhưng Fed vẫn lo ngại về tác động lan truyền do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Lo ngại này càng gia tăng khi thị trường chứng khoán Trung Quốc mất điểm mạnh trở lại sau khi bốc hơi gần 4.000 tỷ USD trong vòng 1 tháng kể từ giữa tháng 6. Tuần trước, trong một nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã 3 lần liên tiếp phá giá nhân dân tệ khiến giá nhân dân tệ trên thị trường xuống thấp nhất 4 năm.
Ngoài lo ngại về bất ổn kinh tế Trung Quốc, Fed cũng cần thêm thời gian để chắc chắn đà phục hồi của thị trường lao động, lạm phát đạt mục tiêu 2% từ mức 0,2% hiện tại. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Trung Quốc có thể là yếu tố duy nhất ngăn Fed chưa vội nâng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ là tin xấu với giá vàng.
Các chuyên gia theo khảo sát của Bloomberg cho rằng, Fed sẽ chưa nâng lãi suất ngay trong tháng 9 này.
Giá dầu lao dốc do dự trữ dầu của Mỹ tăng mạnh
Giá dầu giảm mạnh sau khi Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ công bố số liệu cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 14/8, sản lượng dầu trung bình của Mỹ giảm 0,5%. Tuy nhiên, với mức 9,3 triệu thùng/ngày, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn sát mức cao nhất kể từ năm 1972. Dự trữ dầu thô tuần trước cũng bất ngờ tăng 2,6 triệu thùng lên 456,2 triệu thùng, cao hơn so với mức dự đoán tăng 1,1 triệu thùng của giới chuyên gia.
Sản lượng dầu thô của Mỹ và Ả rập Xê út – quốc gia thuộc OPEC tăng đã khiến giá dầu giảm 55% so với cách đây 1 năm và làm hao hụt ngân sách của nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ.
Giá cà phê tăng mạnh trở lại lên sát 38 triệu đồng/tấn
Sau khi giảm 200 nghìn đồng/tấn ngày hôm qua, sáng nay ngày 19/8, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên quay đầu chứng kiến mức tăng 500 nghìn đồng/tấn lên 37,3 - 37,8 triệu đồng/ tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM, giá FOB tăng 27 USD/tấn lên 1.791 USD/tấn.
Trong phiên giao dịch đêm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn tháng 9/2015 bật tăng trở lại 27 USD/tấn hay 1,6% lên 1.731 USD/tấn, kỳ hạn 11/2015 tăng nhẹ 7 USD/tấn hay 0,4% lên mức 1722 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE ở các kỳ hạn tháng 9/2015 và tháng 12/2015 đều dao động nhẹ ở mức 0,5-0,6 cent/pound hay 0,4% lần lượt lên 135,3 cent/pound và 139,05 cent/pound.
Giá cà phê arabica đã tăng mạnh sau khi có số liệu cho thấy các nhà đầu cơ đã bắt đầu quay trở lại. Hơn nữa, theo các nhà đầu tư, tại Brazil mùa vụ thu hoạch có thể sẽ diễn ra muộn hơn.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao dự báo, niên vụ 2015 – 2016, sản lượng cà phê sẽ tiếp tục sụt giảm do các tỉnh Tây Nguyên vẫn phải đối mặt với hạn hán, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp. Bên cạnh đó, thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, rụng lá hàng loạt.Giá cao su Tocom thấp nhất 10 tháng
Ngoài ra, một số thị trường khác ở châu Âu cũng ghi nhận giá cao su giảm. Giá cao su giao tháng 1/2016 trên sàn Thượng Hải giảm 30 nhân dân tệ xuống 12.075 nhân dân tệ/tấn (1.888,19 USD/tấn).
Trong nước, giá mủ cao su, cao su SVR3L và cao su SVR10 cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá mủ cao su giảm 400 đồng/kg xuống 9.100 đồng/kg; giá cao su SVR3L giảm 1000 đồng/kg xuống 23.600 đồng/kg và giá cao su SVR10 giảm 900 đồng/kg xuống 19.400 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá cao su giao tháng 9/2015 trên sàn SICOM của Singapore lại không đổi so với phiên trước đó ở 129 cent Mỹ/kg. Trong khi đó, giá cao su RSS3 giao tháng 1/2016 trên Trung tâm giao dịch hàng hóa nông sản Thái Lan lại tăng nhẹ 0,6 baht/kg lên 51,6 baht/kg.
Theo nhận định của chuyên gia phân tích Toshitaka Tazawa tại công ty Fujitomi, những lo ngại xung quanh nhu cầu tiêu thụ cao su yếu ớt của Trung Quốc vẫn đang gây sức ép lên giá cao su. Nếu nhu cầu tại thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới này tiếp tục giảm, giới đầu tư sẽ càng miễn cưỡng đặt cược vào đà tăng giá của cao su.
Các thương nhân cho biết, trong đầu phiên giao dịch hôm nay, giá cao su chịu áp lực rất lớn khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc. Mặc dù sau đó, giá cổ phiếu có phần ổn định hơn khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quyết định bơm tiền vào hệ thống tài chính để ổn định thị trường, nhưng giá cao su vẫn giảm mạnh trong cả phiên.
Theo ông Tazawa, giá cao su trên sàn Tocom có thể sẽ giảm tiếp xuống mức 173,8 yên/kg từng ghi nhận hồi tháng 10/2014.
Giá sữa tăng trở lại sau khi bắt đáy 13 năm
Giá sữa bột nguyên chất tăng 19% so với cách đây 2 tuần. Đây là lần tăng giá đầu tiên kể từ đầu tháng 3 năm nay từ mức thấp nhất 13 năm.
Giá sữa bất ngờ tăng trở lại sau khi có thông tin Fonterra – tập đoàn sữa lớn nhất thế giới cho biết sẽ giảm nguồn cung sữa cho các phiên đấu giá GDT đến hết năm sau, trong đó cắt giảm 63.000 tấn trong vòng 3 tháng tới. Phiên giao dịch ngày 18/8, công ty này chỉ đấu giá 18.000 tấn sữa bột nguyên chất thay vì 27.500 tấn như kế hoạch ban đầu.
Fonterra dự báo, sản lượng sữa của New Zealand sẽ giảm 2% trong vụ này do số lượng đàn bò giảm.
Giám đốc điều hành Fonterra, Theo Spierings, cho rằng, giá sữa tăng cho thấy một chu kỳ điều chỉnh giá thay vì nhu cầu tiêu thụ tăng.
Giá sữa bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu thụ của Trung Quóc giảm do tồn kho quá lớn, sản xuất trong nước tăng. Lệnh trừng phạt Nga kéo theo rúp mất giá cũng tác động đến nhu cầu sữa toàn cầu.
Tuy nhiên, Ngân hàng đầu tư nông nghiệpRabobank tuần trước dự báo giá sữa có thể phục hồi vào giữa năm sau.