tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 20-07-2016

  • Cập nhật : 20/07/2016

Giá dầu Mỹ bắt đáy 2 tháng do lo ngại thừa cung

Giá dầu Mỹ phiên 19/7 tiếp tục giảm, xuống thấp nhất 2 tháng, do lo ngại về tình trạng thừa cung sản phẩm lọc dầu.

gia dau my phien 19/7 tiep tuc giam, xuong thap nhat 2 thang, do lo ngai ve tinh trang thua cung san pham loc dau.

Giá dầu Mỹ phiên 19/7 tiếp tục giảm, xuống thấp nhất 2 tháng, do lo ngại về tình trạng thừa cung sản phẩm lọc dầu.


Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 59 cent, tương ứng 1,3%, xuống 44,65 USD/thùng, thấp nhất kể từ 9/5.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 30 cent, tương đương 0,6%, xuống 46,66 USD/thùng.

Theo các nhà phân tích, tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu - từng khiến giá dầu lao dốc trong năm 2014 và 2015 - đã được các nhà máy lọc dầu chuyển thành thừa cung xăng và sản phẩm nhiên liệu khác. Giá xăng thường tăng trong mùa lái xe đi du lịch mùa hè nhưng cũng không thể kéo giảm thừa cung xăng.

Thứ Tư 20/7, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/7. Các nhà phân tích trong khảo sát của Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 1,7 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng giảm 100.000 thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất, kể cả diesel và dầu sưởi, tăng 700.000 thùng.

Chiều muộn hôm thứ Ba 19/7, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/7 giảm 2.3 triệu thùng trong khi dự trữ xăng tăng 800.000 thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 500.000 thùng.

Sản lượng dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm. Giá dầu thô tăng trong quý II/2016 khi sản lượng dầu của Mỹ giảm và gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực trên thế giới.

Hôm thứ Hai 18/7, EIA cho biết, sản lượng dầu thô tại 7 vùng sản xuất chủ chốt dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 8/2016 dự đoán giảm 99.000 thùng/ngày so với tháng 7.

Tuy vậy, một số nhà phân tích cảnh báo rằng sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ được bù đắp bằng đà tăng tại một số khu vực, nhất là khi Iran đã lấy lại vị thế nước xuất khẩu dầu thô chủ chốt trên thế giới.(NCĐT)

Giá vàng tăng dù USD mạnh lên sau số liệu kinh tế Mỹ

Tuy nhiên, đà tăng phần nào chững lại khi USD lên cao nhất 4 tháng sau khi số liệu cho thấy số nhà khởi công xây dựng tại Mỹ tháng 6 tăng.

luc 15h25 gio new york (2h25 sang ngay 20/7 gio viet nam) gia vang giao ngay tang 0,2% len 1,331,1 usd/ounce, roi khoi dinh cao nhat phien o 1,334,88 usd/ounce.

Lúc 15h25 giờ New York (2h25 sáng ngày 20/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1,331,1 USD/ounce, rơi khỏi đỉnh cao nhất phiên ở 1,334,88 USD/ounce.


Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 19/7, số nhà khởi công xây dựng trong tháng 6 của Mỹ tăng 4,8% lên 1,19 triệu căn.

Lúc 15h25 giờ New York (2h25 sáng ngày 20/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1,331,1 USD/ounce, rơi khỏi đỉnh cao nhất phiên ở 1,334,88 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1,332,3 USD/ounce.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 25%, lên cao nhất kể từ tháng 3/2014 ở 1,374,71 USD/ounce sau khi người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit).

Kể từ đó, giá vàng liên tục chịu áp lực sau một loạt số liệu kinh tế tích cực của Mỹ.

Giới đầu tư đang chờ kết quả phiên họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), diễn ra vào thứ Năm 21/7, để có thêm manh mối.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Hai 18/7 ổn định.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,8% xuống 19,87 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,4% xuống 1.088,35 USD/ounce trong khi đó giá palladium tăng 1,63% lên 654 USD/ounce.(NCĐT)

Giá đồng thay đổi không đáng kể

Giá đồng thay đổi không đáng kể vào ngày thứ Ba (19/7), do đôla tiếp tục ổn định và thị trường chờ đợi tín hiệu mới.


Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London giảm 0,1%  xuống 4.935 USD/tấn.

Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải tăng 0,3% lên 38.330 NDT/tấn (5.720 USD/tấn).

Ngày 18/7, giá nickel trên sàn ShFE phục hồi 2,5%, đồng thời giá nickel trên LME cũng tăng, sau khi nhà cung cấp lớn nhất là Philippines giảm sản lượng. Giá nickel không đổi trên sàn LME vào ngày 19/7.

Giá nhà tại Trung Quốc tăng chậm lại vào tháng 6, gia tăng lo ngại ngành xây dựng, chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phục hồi không bền vững.

Ngân hàng trung ương Đức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ phục hồi trong những tháng tới, sau khi suy giảm trong quý II do chịu tác động từ Brexit.

Công ty khai thác Rio Tinto Rio. AX RIO. L duy trì định hướng xuất khẩu quặng sắt cả năm, khai thác khoảng 330 triệu tấn từ các mỏ ở Australia.

Hiệp hội nhôm Nhật Bản dự đoán giá kim loại này ở mức 1.500 - 1.700 USD/tấn

 Akio Hamaji, chủ tịch mới của Hiệp hội nhôm Nhật Bản cho biết giá nhôm dường như ở mức từ 1.500 USD tới 1.700 USD/tấn trong 6 tháng cuối năm nay do dư cung sẽ hạn chế giá tăng tiếp.

Hamaji cho biết “với tình trạng không rõ ràng về kinh tế châu Âu sau Brexit, dường như không có sự phục hồi mạnh trong kinh tế toàn cầu”. “Vì vậy tôi không dự kiến giá kim loại này tăng mạnh”, ông bổ sung thêm nguồn cung nhôm dược dự kiến vượt nhu cầu trong thị trường toàn cầu năm nay sẽ tác động tới thị trường này.
Giá nhôm tại sàn giao dịch LME tăng 11% trong năm nay, làm đảo lộn dự đoán của một số nhà phân tích dự kiến thị trường bị ảnh hưởng bởi dư cung và những mức tồn kho cao. Giá hiện nay đứng ở mức 1.680 USD/tấn.
Được hỏi về triển vọng giá của Nhật Bản, Hamaji cũng đồng thời là chủ tịch của Mitsubishi Aluminim cho biết chúng vẫn ở gần những mức hiện nay.
Nhật Bản là nước nhập khẩu nhôm lớn nhất châu Á và mức chênh đối với việc vận chuyển kim loại này trả mỗi quý so với giá tiền mặt trên sàn LME thiết lập giá chuẩn cho khu vực này.
Các khách hàng Nhật Bản đã đồng ý trả các nhà sản xuất mức cộng 90 tới 93 USD/tấn đối với kim loại này để vận chuyển trong quý 3, thấp hơn 23% so với quý trước.
Nhu cầu nhôm tại Nhật Bản ổn định. Nhưng do chính phủ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế, khó để tưởng tượng nhu cầu trong nước phục hồi mạnh và mức cộng tăng vọt từ đây.
Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên Hamaji cho biết sự sụt giảm mức chênh giá sẽ bị hạn chế nếu nhu cầu kim loại phục hồi tại Đông nam châu Á và ổn định tại nước nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc.
Trong tháng 3 hiệp đội dự báo sản lượng nhôm tấm sẽ ổn định ở mức trên 2 triệu tấn trong năm tính tới tháng 3/2017, do nhu cầu ô tô tăng trước việc tăng thuế doanh thu đã được lên kế hoạch bù cho nhu cầu khung cửa sổ yếu hơn.
Nhưng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 5 đã ngừng việc tăng thuế doanh thu trong hai năm rưỡi.(Vinanet)

Sản lượng dầu đá phiến Mỹ giảm tháng thứ 10 liên tiếp

Sản lượng dầu đá phiến Mỹ tháng 8 được dự đoán giảm 99.000 thùng/ngày, theo dự báo của chính phủ Mỹ công bố hôm 18/7. 

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tổng sản lượng dầu đá phiến của nước này trong tháng 8/2016 dự đoán giảm xuống 4,55 triệu thùng/ngày. Các công ty dầu đá phiến Mỹ đã liên tục giảm sản lượng kể từ khi giá dầu WTI của Mỹ rơi từ 100 USD/thùng năm 2014. Giá dầu WTI hiện dao động ở mức 45 USD/thùng. 

Sản lượng dầu đá phiến tại North Dakota dự đoán giảm 32.000 thùng/ngày, ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp trong khi sản lượng tại Eagle Ford, Texas, giảm 48.000 thùng/ngày, mức giảm hàng tháng nhỏ nhất kể từ tháng 3. 

Sản lượng dầu đá phiến tại Permian Basin ở Tây Texas dự đoán giảm 6.000 thùng/ngày. 

Cũng theo EIA, công suất tại các giếng dầu mới tại vùng Bakken, North Dakota, dự đoán tăng 17 thùng/ngày lên 858 thùng/ngày, tại Permian tăng 12 thùng/ngày lên 515 thùng/ngày và tại Eagle Ford tăng 24 thùng/ngày lên 1.076 thùng/ngày. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục