tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cạnh tranh gia tăng đang gây ra cuộc chiến giá trên thị trường gạo châu Á

  • Cập nhật : 17/01/2019

Châu Á đang trải nghiệm một cuộc đua xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam triển khai các nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài nhằm hỗ trợ người nông dân, một số còn được khuyến khích gia tăng sản lượng.

canh tranh gia tang dang gay ra cuoc chien gia tren thi truong gao chau a

Cạnh tranh gia tăng đang gây ra cuộc chiến giá trên thị trường gạo châu Á

Tuy nhiên, cạnh tranh có thể tiếp tục gây áp lực lên giá gạo toàn cầu, khiến cả người chiến thắng cũng bị thiệt hại.

Thái Lan, là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong hơn ba thập kỉ, đang đối mặt với triển vọng ảm đạm. Xuất khẩu gạo của quốc gia này đã giảm còn 11 triệu tấn trong năm 2018 từ mức 11,6 triệu tấn của 2017. Và theo Bộ Thương mại Thái Lan, cơ quan giám sát ngành gạo quốc gia, xuất khẩu có thể giảm còn 10 triệu tấn trong 2019.

Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ngày càng bi quan về triển vọng của năm nay. Họ dự báo xuất khẩu giảm còn 9 - 9,5 triệu tấn, chủ yếu vì những rủi ro bên ngoài.

Trong 2017, chính phủ Thái Lam đã tìm cách tận dụng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ và giảm kho dự trữ gạo phình to của mình, một di sản từ chương trình trợ cấp gạo của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

 

Nguồn: Nikkei Asia Review.

Sau khi năm quyền vào năm 2011, chính quyền của bà Yingluck đã bắt đầu chương mình thu mua khối lượng lớn gạo từ người nông dân ở mức giá cao. Chính phủ sau đó dự trữ gạo để giảm nguồn cung toàn cầu và thúc đẩy giá.

Sự sụt đổ của chính quyền bà Yingluck, khiến Thái Lan rơi vào khủng hoảng và không thể lường trước được cạnh tranh đã gia tăng từ Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia khác.

Tại Ấn Độ, nơi nông dân là cử tri chính và cuộc tổng tuyển cử quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 5, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố trợ cấp gạo 5% đối với xuất khẩu gạo non-basmati vào hai tháng trước.

Chương trình, sẽ kết thúc vào cuối tháng 3, cũng nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và giảm khối lượng tồn kho đang ngày càng gia tăng bằng cách khiến giá gạo Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Mức trợ cấp 5% là một phần của Chiến lượng xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ (MEIS) của chính phủ.

Các nhà cung cấp gạo nhận giấy chứng chỉ có thể được sử dụng thể thanh toán thuế. Nếu một thương nhân xuất khẩu 1.000 USD giá trị gạo sẽ được cấp một chứng chỉ MEIS 50 USD, có thể được dùng để thanh toán thuế.

Trong năm 2018, hàng chục nghìn người nông dân trên khắp cả nước đã tới thủ đô Ấn Độ để yêu cầu miễn trả nợ và tăng giá thu mua cây trồng. Chính phủ Ấn Độ đã công bố hàng loạt chương trình trợ cấp cho người nông dân ngoài giá hỗ trợ tối thiểu vì không muốn khiến người nông dân thất vọng trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Trong khi tại Việt Nam, xuất khẩu gạo năm 2018 tăng 6% so với năm trước lên 6,15 triệu tấn. Bất chấp sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất trồng chọt, với gần 9 triệu hộ trồng lúa trên cả nước.

Với thêm nhiều quốc gia châu Á muốn bán lượng gạo tồn kho ra thị trường quốc tế, một cuộc chiến gạo đang dần hình thành.

Giá gạo thường xuất khẩu của Thái Lan đã giảm 9% so với tháng 1 năm ngoái xuống còn khoảng 400 USD/tấn.

Các nhà xuất khẩu gạo của quốc gia này cũng đang bị thiệt hại vì đồng baht mạnh, và họ đã phải nâng giá bằng tính bằng đồng USD để tránh thua lỗ khi thanh toán bằng đồng baht cho người nông dân.

Mặc dù giá gạo giảm trong năm ngoái, giá gạo thương Thái Lan trung bình vẫn cao hơn loại tương tự từ Việt Nam, với giá khoảng 380 USD/tấn, và tương tự với gạo có nguồn gốc Ấn Độ, đang được niêm yết ở mức 372 USD.

Ngoài ra, tình hình chính trị tại Indonesia, người tiêu thụ lớn gạo Thái, cũng đang chống lại các nhà xuất khẩu Thái Lan.

Năm ngoái, chính phủ Indonesia, dưới áp lực từ đảng nắm quyền đang phiền muộn về cuộc bầu cử, đã nhập khẩu tới 3 triệu tấn gạo. Quốc gia Đông Nam Á thường nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Hoạt động thu mua lần này rõ ràng nhằm tránh tình trạng thiếu gạo, điều có thể khiến chi phí sống tăng cao, và làm hài lòng các cử tri.

"Điều này nghĩa là Indonesia hiện đang dự trữ đầy đủ và sẽ không mua thêm gạo trong năm nay", một quan chức thuộc Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết.

 

Nguồn: Nikkei Asia Review.

Các nhà xuất khẩu gạo chuyển hướng sang gạo chất lượng cao

Vì giá gạo thường đang giảm, các quốc gia sản xuất gạo châu Á đang chuyển đổi sang các loại gạo chất lượng cao hơn để đảm bảo lợi nhuận.

Chính phủ Thái Lan đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán gạo Thái chất lượng cao cho các nhà hàng cao cấp tại Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Trung Đông và châu Âu, theo ông Adul Chotinisakorn, Tổng Giám đốc phòng Ngoại thương của Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết.

Việt Nam cũng thực hiện bước đi tương tự. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết sản lượng và xuất khẩu gạo đang chuyển hướng sang gạo chất lượng cao và tăng giá trị gia tăng. Phát biểu tại một cuộc họp tại Hà Nội trong tháng trước, ông Huệ chỉ ra tầm quan trọng của việc quảng bá sản lượng an toàn và sử dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia này vẫn chưa đưa ra kế hoạch hợp lý để đảm bảo ngành gạo địa phương chuyển đổi sang gạo chất lượng cao.

Các nhà xuất khẩu cho biết giá gạo chất lượng cao Thái Lan đã tăng cao trong vài năm qua vì nguồn cung gaimr, vượt 1.000 USD/tấn, so với mức 700 - 800 USD/tấn trước khi mối quan tâm về gạo chất lượng cao bùng nổ.

Gạo Thái chất lượng cao được quan tâm nhờ hạt dài, dẻo và thơm. Tuy nhiên, loại gạo này chỉ được trồng tại một khu vực cụ thể của cao nguyên nằm tại phía đông bắc Thái Lan. Điều này đã giúp dưa giá gạo tăng cao.

Mặc dù vậy, trong năm nay và năm sau, sản lượng gạo dự kiến giảm vì người nông dân giảm diện tích gieo trồng trong những vụ mùa sắp tới để tận dùng mức giá cao hiện tại.

Nguồn: Lyly Cao/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

Trở về

Bài cùng chuyên mục