Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2016 sụt giảm nhẹ 0,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 6,67 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016
- Cập nhật : 01/08/2016
Ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7/2016 đạt 274 ngàn tấn, trị giá 120 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2016 lên 2,93 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, giảm 18,4% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2016 đạt 451 USD/tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 35% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 912.012 tấn và 420,2 triệu USD, giảm 24% về khối lượng và giảm 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 chiếm 11,6% thị phần với mức xuất khẩu 350.924 tấn, trị giá 139,3 triệu USD (tăng 2.599% về khối lượng và tăng 2.717% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015).
Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (41%) và Bờ Biển Ngà (31%). Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippines (54%), Malaysia (59%) và Singapore (35%).
VFA cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất khẩu gạo giảm là do giá cao nên khó cạnh tranh. Đặc biệt, tại một số thị trường truyền thống sức mua giảm đáng kể. Tình hình sắp tới sẽ thế nào VFA cũng chưa đánh giá được một cách cụ thể. Song thực tế xuất khẩu gạo khá ảm đạm, nhu cầu thị trường chưa rõ nét. Bởi lẽ ở thị trường truyền thống sản lượng gạo xuất khẩu giảm đáng kể. Đơn cử, Indonesia luôn bất nhất trong nội bộ nên thay đổi liên tục kế hoạch nhập khẩu gạo, rồi không nhập. Tương tự, Philippines cũng do một số yếu tố nội tại mà trì hoãn hoạt động nhập khẩu gạo. Trung Quốc thì chỉ mua gạo với giá thấp và sẵn sàng chuyển nguồn mua nếu họ tìm thấy nguồn cung có giá rẻ hơn…
Theo VFA, dự kiến từ nay đến cuối năm xuất khẩu gạo của cả nước đạt khoảng 3 triệu tấn, nhưng cứ tình hình khó khăn và mù mờ như hiện nay sẽ khó xác định được mục tiêu xuất khẩu.
Trước tình hình xuất khẩu gạo sụt giảm, các chuyên gia cho rằng, xây dựng thương hiệu cho gạo là cấp bách, cần đi sâu vào hoạt động sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng cao từ đó tìm kiếm thị trường tốt hơn và nên xem xét lại khâu sản xuất, bởi nếu sản xuất không có chất lượng thì thị trường cũng loại gạo Việt ra khỏi cuộc chơi.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016
Thị trường | 6T/2016 | +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 2.656.736 | 1.197.542.675 | -11,51 | -7,49 |
Trung Quốc | 912.076 | 420.193.041 | -24,19 | -14,61 |
Indonesia | 350.924 | 139.276.993 | +2599,42 | +2717,01 |
Gana | 246.339 | 118.526.262 | +50,34 | +40,96 |
Philippines | 193.435 | 82.398.898 | -54,76 | -54,26 |
Bờ biển Ngà | 126.706 | 61.175.481 | +21,97 | +31,23 |
Malaysia | 94.736 | 44.192.521 | -63,60 | -59,15 |
Hồng Kông | 52.711 | 26.709.729 | +0,69 | -5,28 |
Singapore | 42.840 | 21.738.613 | -35,12 | -34,64 |
Đài Loan | 22.391 | 10.584.056 | +14,23 | +4,66 |
Hoa Kỳ | 16.227 | 8.988.307 | -41,74 | -43,31 |
Tiểu vương QuốcẢRập thống nhất | 17.165 | 8.958.481 | -8,49 | -16,61 |
Brunei | 11.170 | 5.112.749 | +92,16 | +68,06 |
Angola | 10.887 | 4.562.709 | +82,36 | +58,60 |
Australia | 4.470 | 2.607.951 | +8,10 | +6,33 |
Angieri | 5.094 | 1.976.883 | -74,84 | -75,41 |
Nga | 5.032 | 1.957.285 | -82,17 | -82,74 |
Hà Lan | 3.493 | 1.638.417 | +2,16 | +0,91 |
Nam Phi | 3.442 | 1.490.080 | -84,40 | -82,81 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 2.439 | 1.120.784 | +90,99 | +67,32 |
Ba Lan | 1.709 | 826.084 | -5,11 | -14,47 |
Chi Lê | 1.463 | 601.522 | -33,86 | -36,04 |
Ucraina | 1.110 | 477.737 | -82,23 | -81,14 |
Bỉ | 749 | 389.121 | -86,70 | -83,77 |
Tây BanNha | 665 | 292.618 | +45,20 | +26,66 |
Pháp | 171 | 119.084 | -48,49 | -42,92 |
Senegal | 117 | 75.835 | -89,42 | -88,81 |