(Tin kinh te)
Khi các nước Thái Lan, Indonesia dễ dàng mua sắm xe hơi thì Việt Nam chật vật trong suy thoái kinh tế, nhưng đến nay bức tranh đã đảo màu.
Thị trường 24h: Thị trường ô tô Việt, một mình một kiểu giữa châu Á
Việt Nam một mình một kiểu
Bức tranh công nghiệp xe hơi ở những thị trường đang nổi cho thấy, Việt Nam có mảng màu đối lập so với những nước láng giềng như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan hay Malaysia, hai chiều lên xuống luôn ngược nhau.
Theo các chuyên gia trong nước, thị trường xe hơi Việt Nam sẽ tiếp đà tăng trưởng trong thời gian tới nếu không có những biến động về chính sách thuế, phí. Ngược lại, các cơ quan chuyên trách của Thái Lan, Malaysia hay Indonesia lại chưa có niềm tin thị trường những nước này ấm trở lại, cần một thời gian nữa để người dân ổn định dòng tiền giữa thu nhập và chi tiêu. (Xem tiếp)
Bầu Hiển "thâu tóm" Vegetexco vì đất?
Sau cổ phần hóa, với sự chung tay của các cổ đông chiến lược do ông Đỗ Quang Hiển dẫn đầu, Vegetexco không đơn thuần là một doanh nghiệp kinh doanh rau củ quả.
Theo phương án sử dụng đất, Vegetexco tiếp tục quản lý và sử dụng các địa điểm đất theo hình thức thuê đất, trả tiền hàng năm đối với 9 mảnh đất thuộc 4 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài mảnh đất 11.000 m2 tại Tp.HCM vẫn được tính thuộc sở hữu Nhà nước, còn lại tổng diện tích 9 mảnh đất lên tới 160.000 m2. (Xem tiếp)
Biến động LNST, Tổng tài sản của Vegetexco (đơn vị: Tỷ đồng).
Doanh nghiệp điện ảnh Hàn Quốc "vươn vòi" tại Việt Nam
Hãng tin Yonhap ngày 10/8 dẫn báo cáo của Văn phòng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) tại TP.HCM đánh giá thị trường dịch vụ chiếu phim của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và đây là cơ hội để các doanh nghiệp điện ảnh Hàn Quốc mở rộng hơn nữa thị phần tại Việt Nam.
Theo KOTRA, hiện Việt Nam có khoảng 300 rạp chiếu phim, trong đó 80% tập trung ở thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Doanh thu thị trường rạp chiếu phim của Việt Nam đạt khoảng 50 triệu USD vào năm 2013, song ước tính sẽ tăng lên 100 triệu USD vào năm 2020.
Càng hội nhập doanh nghiệp càng đuối sức
Việc giám sát kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên WTO của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại nhiều tỉnh thành đều hướng đến việc làm rõ câu hỏi mà Trưởng đoàn Giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đặt ra, “đây có phải là luồng gió tươi mát?”.
Kết quả từ các tỉnh, thành thu về là không giống nhau nhưng tựu chung lại, với việc gia nhập WTO, dù là làn gió mát nhưng Việt Nam vẫn đang mất nhiều hơn được và vấn đề cần phải khẩn trương tạo ra một cuộc chơi công bằng cho doanh nghiệp Việt khi hội nhập, đang trở nên ngày càng cấp bách.
“Đại gia” Thái thâu tóm thị trường Việt
Chỉ trong khoảng thời gian không dài, doanh nghiệp Thái Lan đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước từ từ rơi vào tay các đại gia đến từ Thái Lan. Các nhà đầu tư Thái mới thực sự là người "khổng lồ" ám ảnh không ít doanh nghiệp nội.
Ông Đỗ Hòa, chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp, nhận định không chỉ với lĩnh vực tiêu dùng mà các lĩnh vực sản xuất lớn như: nguyên vật liệu xây dựng, năng lượng, phân phối... người Thái với tài lực mạnh, quyết tâm chi phối thị trường Việt Nam, họ rất dễ thành công.
Chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam rất khó đỡ và lâu dần trên bản đồ sản xuất của VN sẽ khuyết dần một số ngành hàng chủ lực và mất hẳn thị trường. Điều này mới là mối nguy hiểm về lâu dài.
Tin vắn thị trường:
- Chanh tươi đang được bán tại Hà Nội với giá 20.000-25.000 đồng/kg tại các chợ lẻ, còn nếu bán theo quả thì 2.000 đồng/quả. Nếu so với giá gốc thấp nhất, tại vườn ở Đồng Tháp, chanh đã đắt gấp 200 lần.
- Nhiều loại trái cây, rau củ trong nước đang vào mùa, lượng cung cấp ra thị trường phong phú và dồi dào. Người tiêu dùng trong nước cũng ưa sử dụng rau, củ, quả “nội”.
- Bước qua tháng 8, thị trường gạo xuất khẩu vẫn chưa sôi động. Dù vậy dòng chảy lúa gạo trong vùng ĐBSCL vẫn âm thầm lưu thông, tiêu thụ trôi chảy.
(Theo Diễn đàn đầu tư)