Việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) bắt đầu có hiệu lực đang gây ra nhiều áp lực khi thị trường Việt Nam cho thấy sự yếu thế hơn về khả năng cạnh tranh, khiến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mất cân bằng ngày càng lớn.

Việt Nam từng là nước xuất khẩu hàng nông sản chiếm ngôi vị cao trên thế giới, nhưng thời gian gần đây xảy ra tình trạng trái ngược đáng lo ngại: xuất khẩu nông sản không ngừng đi xuống, trong khi một số mặt hàng nông sản nhập khẩu lại tăng mạnh.
Thay vì thu mua nguồn nông sản trong nước, không ít doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu. Điển hình là ngô và đậu tương là 2 mặt hàng nông sản được nhập khẩu nhiều nhất làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. 4 tháng đầu năm, nhập khẩu 2,7 triệu tấn ngô và đậu tương (giảm 11% so với cùng kỳ năm trước). Tính bình quân, nguồn ngoại tệ phải chi ra để nhập khẩu ngô và đậu tương hơn 167 triệu USD/tháng, nguyên nhân do ngô nhập khẩu chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, nên các doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu.
Nhập khẩu ngô đột biến
Tháng 4/2017, nhập khẩu ngô tăng mạnh 161% về lượng và tăng 145% về kim ngạch so với tháng 3/2017 (đạt 763.129 tấn, tương đương 156,2 triệu USD). Tuy nhiên, tính chung cả 4 tháng đầu năm nhập khẩu ngô lại giảm 12,7% về lượng và giảm 8,4% về kim ngạch so cùng kỳ (đạt 2,2 triệu tấn, trị giá 463,6 triệu USD).
Đáng chú ý, trong tháng 4 nhập khẩu ngô từ thị trường chủ đạo Achentina tăng đột biến 3.072% về lượng và tăng 3.075% về kim ngạch so với tháng 3; đạt 253.776 tấn, tương đương trên 50 triệu USD (chiếm 33% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước).
Bên cạnh đó, nhập khẩu ngô từ Thái Lan cũng tăng 84% về lượng và tăng 49% về kim ngạch so với tháng 3 (đạt 92.678 tấn, tương đương 22,7 triệu USD).
Tuy nhiên, nhập khẩu từ thị trường Brazil trong tháng 4 sụt giảm mạnh gần 99% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 3.
Nhập khẩu đậu tương tăng vọt
Nhập khẩu đậu tương vào Việt Nam tháng 4 tăng mạnh nhất trong số các nhóm hàng nhập khẩu, tăng vọt tới 162% về lượng và tăng 155% về kim ngạch so với tháng 3 (đạt 158.881 tấn, tương đương 69,6 triệu USD). Tính chung cả 4 tháng đầu năm, nhập khẩu đậu tương giảm 3,8% về lượng, nhưng tăng 7% về kim ngạch so cùng kỳ (đạt 459.473 tấn, trị giá 202,9 triệu USD).
Nổi bật nhất trong tháng 4 là thị trường Brazil; mặc dù tháng 3 Việt Nam không nhập đậu tương từ thị trường này, nhưng riêng tháng 4 nhập khẩu 110.687 tấn (chiếm 70% trong tổng lượng đậu tương nhập khẩu của cả nước), trị giá 47,6 triệu USD (chiếm 68% trong tổng kim ngạch). Do đó, thị trường này góp phần làm tăng vọt lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4; mặc dù các thị trường khác đều sụt giảm như: nhập từ Achentina giảm 74%, từ Hoa Kỳ giảm 23% và từ Canada giảm 29%.
Nhập khẩu lúa mì giảm mạnh
Ngược lại với 2 mặt trên, thì nhập khẩu lúa mì trong tháng 4 lại sụt giảm rất mạnh so với tháng trước đó, giảm tới 72% về lượng và giảm 69% về kim ngạch (chỉ đạt 255.136 tấn, tương đương 55,6 triệu USD).
Trong tháng 4, nhập khẩu lúa mì từ tất cả các thị trường đều sụt giảm so với tháng 3. Cụ thể: nhập từ Australia giảm 18,4% về lượng và giảm 15% về kim ngạch; từ Brazil giảm 66,6% về lượng và giảm 65,6% về kim ngạch; Canada giảm 96,8% về lượng và giảm 96% về kim ngạch.
Mặc dù, tháng 4 nhập khẩu giảm mạnh, nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm nhập khẩu lúa mì vẫn tăng 39% về lượng và tăng 29% về kim ngạch so cùng kỳ (đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 355,3 triệu USD).
Thùy Linh
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) bắt đầu có hiệu lực đang gây ra nhiều áp lực khi thị trường Việt Nam cho thấy sự yếu thế hơn về khả năng cạnh tranh, khiến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mất cân bằng ngày càng lớn.
Ước tính chiếm đến 50% thị phần bán lẻ tại VN, nhưng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn báo lỗ triền miên khiến tình trạng thất thu thuế ngày càng trầm trọng thêm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp 2017 hôm 17.5 đã nêu một con số khiến chúng ta phải suy nghĩ.
"Tại rất nhiều hội chợ triển lãm quốc tế, những gian hàng trưng bày thực phẩm của Trung Quốc gần đây rất vắng khách. Rõ ràng những vấn đề về thực phẩm độc hại, thực phẩm bẩn từ Trung Quốc đối với thế giới đã ảnh hưởng đến thương hiệu, làm giảm danh tiếng của họ. Thực phẩm Việt cũng nên lấy đây làm bài học".
Trong khi cả nước vẫn còn tồn hàng trăm ngàn tấn thịt heo thì mặt hàng này vẫn chưa thể xuất khẩu chính ngạch.
Các doanh nghiệp sản xuất mì gói đang gia tăng cạnh tranh trong một thị trường ngày càng thu hẹp.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng 10% lên mức cao nhất 9 tháng, trong khi gạo của Việt Nam tăng 5% lên mức cao nhất 11 tháng. Những khách hàng lớn đồng loạt quay trở lại nhập khẩu đã khiến thị trường gạo thế giới sôi động trở lại sau mấy tháng trầm lắng.
Hội chợ Hàng tiêu dùng Thái Lan - Outlet 2017 đang diễn ra tại Hà Nội cũng như các kỳ hội chợ hàng Thái Lan khác thu hút rất đông khách. Điều gì tạo nên sức hút này?
Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến và đang tăng nhanh nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường di động.
Câu chuyện cước vận chuyển một container từ Hải Phòng lên Hà Nội đắt hơn chuyển từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam được đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp. Tại sao lại đắt vậy?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự