Từ trước đến nay, tuy là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (sau Brazil) nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao, do sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, là loại cà phê chưa qua chế biến.
Cú sốc giá dầu thứ ba?
- Cập nhật : 16/07/2018
Các cuộc chiến lớn ở Trung Đông thường là thảm họa cho nguồn cung dầu của thế giới.
Các nước Trung Đông là nguồn xuất khẩu cho hơn 40% sản lượng dầu thế giới. Vì vậy, các cuộc xung đột lớn ở Trung Đông thường dẫn đến một sự tăng vọt của giá dầu thế giới. Ví dụ như cú “sốc giá dầu” năm 1973. Giá dầu đột ngột tăng lên gần gấp bốn lần chỉ trong vài tuần.
Hiện nay, chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng giá dầu còn tồi tệ hơn thế. Đó là vì các căng thẳng trong vùng Trung Đông đang gia tăng không ngừng. Đặc biệt là cuộc xung đột giữa Iran với Israel và các đồng minh của nước này đang ngày càng trở nên tệ hơn. Cuộc xung đột này có thể sớm bùng nổ, dẫn đến một đợt tăng giá dầu đột ngột.
Tuy nhiên, ta hãy cùng tìm hiểu hai đợt “sốc giá dầu” đầu tiên:
Năm 1973, Israel lúc này đang giao tranh với Ai Cập và Syria trong cuộc chiến Yom Kippur. Để đáp trả lại hành động ủng hộ Israel của Mỹ, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã cấm vận xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ và một số nước khác. Tổ chức này cũng thực hiện cắt giảm sản lượng. Điều này đã dẫn đến cú sốc giá dầu lần thứ nhất. Giá dầu tăng gần gấp bốn lần, nhảy vọt từ 3 USD/thùng lên đến 12 USD/thùng.
Đợt sốc giá dầu thứ hai bắt đầu năm 1979. Nó bắt nguồn từ cuộc cách mạng Hồi giáo Iran và kéo dài bởi cuộc chiến Iran – Iraq, một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Iran và Iraq đã và đang là hai trong số những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, thế nên không có gì lạ khi cuộc chiến giữa hai nước đã làm chấn động thị trường dầu thế giới. Trong đợt này, giá dầu tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 15 USD lên đến 35 USD.
Trong thập niên 1990 cũng có một đợt tăng giá khác, nhưng không kịch tính bằng. Nó xảy ra sau khi Iraq xâm lược Kuwait, dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, giá dầu tăng khoảng 70%.
Các tay chơi lớn trong cuộc chiến kế tiếp
Khu vực Trung Đông cơ bản chia thành hai phe: một bên là Mỹ và các đồng minh, ví dụ như Ảrập Xê Út và Israel, bên còn lại là Nga và đồng minh, như Iran và Syria.
Cuộc xung đột đẫm máu tại Syria đã tàn phá nước này trong gần 7 năm qua. Nó là cuộc xung đột vũ trang gây ảnh hưởng nhất trên bàn cờ địa chính trị hiện nay.
Phe Mỹ, thông qua các nhóm được nước này hỗ trợ, đã cố gắng lật đổ Lãnh đạo Syria Bashar al-Assad. Trong khi đó, Nga và Iran tập trung củng cố chế độ này. Và hiện nay ông Assad vẫn đang nắm quyền một cách vững chắc.
Điều này đã làm nghiêng cán cân quyền lực trong khu vực về phía Iran. Mỹ, Israel và Ảrập Xê Út không chấp nhận việc này. Nhưng tại thời điểm này, chỉ có một cuộc chiến mới có thể đảo ngược xu thế này.
Phe ông Trump muốn ném bomb Iran
Iran chắc chắn sẽ là tâm điểm của cuộc chiến tiếp theo tại khu vực Trung Đông. Nhiều người lại nghĩ rằng cuộc chiến này đã bắt đầu rồi.
Gần đây, Israel đã mở một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Đây là hành động quân sự lớn nhất của Israel với Syria kể từ cuộc chiến Yom Kippur năm 1973. Cuộc tấn công này cùng với các hành động gần đây đã làm hàng chục binh sĩ Syria và Iran chết và bị thương.
Bên cạnh các sự kiện có vẻ như là khởi đầu của một cuộc chiến mới, có rất nhiều các dấu hiệu mơ hồ cho thấy Iran đã nằm trong tầm nhắm của Mỹ. Đầu tiên, tổng thống Trump bắt đầu bổ nhiệm một loạt các nhân vật chủ chiến. Tháng Tư vừa qua, ông Trump đã bổ nhiệm ông John Bolton làm Cố vấn An ninh Quốc gia và ông Mike Pompeo làm Ngoại trưởng, cả hai nhân vật này đều đã mong muốn tấn công Iran từ nhiều năm nay.
Đầu tháng Năm, Rudy Giuliani, luật sư và là đồng minh chính trị lâu năm của ông Trump tuyên bố ông Trump “quyết tâm thay đổi chế độ” ở Iran. Một vài ngày sau, ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Sau đó ông cũng tái áp đặt lệnh cấm vận lên Iran.
Chốt chặn quan trọng nhất của dòng dầu hỏa thế giới
Iran có trữ lượng dầu đã được xác thực đứng thứ ba thế giới, chiếm 10% tổng trữ lượng toàn cầu. Nước này xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày; Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Âu mua phần lớn số dầu này.
Một cuộc chiến giữa Iran và Israel (cùng với Mỹ và các đồng mình) có thể gây rối loạn thị trường dầu thế giới. Đó là vì Iran nắm giữ một quân bài quan trọng: Iran có thể đóng cửa Eo biển Hormuz. Đây là con đường biển nhỏ hẹp nối liền vịnh Ba Tư với thị trường thế giới và là con đường duy nhất từ vịnh Ba Tư ra đại dương. Các tàu chở dầu từ Iraq, Iran, Ảrập Xê út, Qatar, Kuwait và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đều phải đi qua eo biển này. Dầu qua eo biển này chiếm tới 35% tổng sản lượng dầu giao dịch bằng đường biển của thế giới.
Một lượng dầu trị giá gần 2 tỉ USD đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày. Đây là chốt chặn chí mạng của dòng dầu hỏa thế giới. Nếu chiến tranh bùng nổ, Iran sẽ lập tức đóng cửa eo biển Hormuz, đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Các nghiên cứ đáng tin cậy đã cho thấy nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz bằng thủy lôi hoặc các kĩ thuật tác chiến bất đối xứng khác, trong tình huống tốt nhất thì Hải quân Mỹ cũng phải mất cả tháng để mở lại eo biển này. Lầu Năm Góc cũng đã thừa nhận điều này.
Nếu một cuộc chiến với với Iran xảy ra, hoặc ngay cả khi chỉ có một hơi hướng là nó sẽ xảy ra, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một đợt “shock giá dầu” thứ ba và là đợt kinh khủng nhất.
Khả năng sẽ nhanh chóng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Trung Đông là rất lớn. Có nghĩa là khả năng xảy ra một đợt tăng giá dầu cũng tương tự như vậy. Rất có khả năng sẽ có một khoản lợi nhuận và cổ tức lớn từ một vài cổ phiếu dầu trong một vài tuần tới. Vậy nên hãy chuẩn bị để kiếm một khoản lợi to trước khi súng bắt đầu nổ.
Nguồn Zero Hedge
Mạnh Đức / Nhipcaudautu.vn