Dầu mỏ không chỉ là nhu yếu phẩm mà các nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới đang cạnh tranh thị phần. Nga và Mỹ, hai quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đang giành giật những khách hàng quan trọng của nhau.
Nông sản Việt lo chuyện hội nhập: Trụ vững “ngôi vương” xuất khẩu gạo
- Cập nhật : 06/09/2015
(Tin kinh te)
Cơ hội mà hội nhập đem đến cho ngành gạo đã rõ, tuy nhiên để tận dụng tối đa những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), gạo Việt Nam cần chuẩn bị một “hành trang” tốt nhất.
Cơ hội mà hội nhập đem đến cho ngành gạo đã rõ, tuy nhiên để tận dụng tối đa những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), gạo Việt Nam cần chuẩn bị một “hành trang” tốt nhất.
“Miếng bánh” không dễ nuốt
Năm 2015, Myanmar đang đẩy mạnh sản xuất gạo thơm với mục tiêu cung ứng 200.000 tấn gạo cho EU. Trước đó, năm 2014, Myanmar đã cung ứng 100.000 tấn gạo cho khu vực thị trường này. Đây là bất ngờ cho nhiều quốc gia xuất khẩu (XK) gạo lớn trên thế giới bởi Myanmar mới chỉ tham gia XK gạo trong một vài năm trở lại đây. Theo các chuyên gia, gạo Myanmar được ưa chuộng là do giống gạo dài ngày, được trồng theo kiểu thủ công, không sử dụng thuốc trừ sâu nên có độ an toàn cao.
Thực tế trên cho thấy, cạnh tranh về giá không còn là giải pháp khôn ngoan mà chất lượng mới quan trọng. Trong khi đó, chất lượng gạo nước ta không được đánh giá cao khi giống lúa ngắn ngày, phương thức chế biến còn nhiều hạn chế, khó bảo quản.
Theo Bộ Công Thương, năm 2014, gạo cấp thấp đã giảm trên 28% về lượng, nhưng vẫn chiếm khoảng 70% tổng lượng gạo XK của nước ta. Với những hạn chế như vậy, dù có cơ hội lớn XK vào nhiều thị trường nhưng để tận dụng những cơ hội đó không hề đơn giản. Ông Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long - đưa ví dụ: Muốn hưởng những ưu đãi thuế quan của thị trường Nhật Bản khi TPP có hiệu lực, hạt gạo phải đáp ứng được 593 chỉ tiêu của thị trường. Với điều kiện như hiện nay, cơ hội là không lớn.
Ngoài hạn chế về chất lượng, gạo nước ta vẫn chưa có một thương hiệu quốc gia đúng nghĩa. Theo chuyên gia kinh tế Võ Tòng Xuân, do chưa có thương hiệu nên khi tham gia kỳ triển lãm, gạo Việt không thể “đọ” với gạo các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia. Đây chính là nguyên nhân khiến vài năm gần đây, gạo Việt đã gần như vắng bóng tại các triển lãm gạo lớn của thế giới.
Xây dựng chiến lược về giá, chất lượng
Để gạo Việt Nam tận dụng tốt nhất những ưu đãi từ hội nhập, ông Hoàng Tuấn Khải – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP XNK Tổng hợp 1 - chia sẻ, phải xây dựng được một chiến lược cả về giá và chất lượng bởi hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường gạo là rất lớn.
Ông Phan Xuân Quế - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Lương thực miền Bắc - kiến nghị, phải xây dựng được một chuỗi giá trị cho ngành lúa gạo, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ mới có thể tăng sức cạnh tranh cho gạo Việt.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng khẳng định: Không thể chỉ trông chờ vào người nông dân với cách sản xuất nhỏ lẻ mà phải huy động được sự tham gia của các hiệp hội, DN, các nhà khoa học để xây dựng những chuỗi sản xuất lớn. Đặc biệt, phải có định hướng và hỗ trợ của nhà nước để xây dựng chuỗi giá trị này.
Để xây dựng thương hiệu gạo, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của đề án là phấn đấu đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường XK. Đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm…
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng hóa cũng như thông tin về thị trường, tận dụng tốt nhất những lợi thế từ hội nhập.