Việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cạnh tranh hơn. Điều này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cho nhiều mặt hàng như dệt may, da giày.
Cuộc chiến lúa mì: Mỹ yếu thế, Nga ngày càng mạnh mẽ
- Cập nhật : 07/09/2015
(Tin kinh te)
Dầu mỏ không chỉ là nhu yếu phẩm mà các nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới đang cạnh tranh thị phần. Nga và Mỹ, hai quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đang giành giật những khách hàng quan trọng của nhau.
Với lợi thế đồng tiền giá rẻ và chi phí vận chuyển thấp, Nga có thể qua mặt rất nhiều đối thủ và bán lúa mì của mình với giá rẻ hơn khoảng 16% so với Mỹ. Việc giá dầu giảm đã khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến giá đồng ruble giảm 45% trong năm qua. Song điều này lại khiến các mặt hàng xuất khẩu của Nga trở nên cạnh tranh hơn và thu hút được sự chú ý của những nước nhập khẩu lúa mì lớn như Nigeria và Mexico.
“Lúa mì của Nga rất rẻ”, ông Gafai Ibrahim Usman, quan chức ngoại giao tại Đại sứ quán Nigeria tại Moscow cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm lúa mì từ Nga. Người dân các miền quê ở Nigeria hầu như không đủ tiền để mua các sản phẩm làm từ lúa mì của Mỹ”.
Hiện các nước xuất khẩu lúa mì đang tranh giành thị phần sau những vụ mùa bội thu liên tiếp. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), số lúa mì dự trữ đạt mức cao nhất trong vòng gần 30 năm qua đã khiến giá của mặt hàng này nhìn chung giảm xuống. Vào ngày 4/9, giá lúa mì đã xuống còn 4,63 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm nay.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, Nigeria, đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Phi và một thời là khách hàng mua lúa mì chính của Mỹ đã giảm nhập khẩu mặt hàng này xuống còn một nửa trong vòng 5 năm qua. Giờ đây, 17% số lượng lúa mì nhập khẩu của nước này đến từ các nước Biển Đen (trong đó có Nga và Ukraine), trong khi 2 năm trước con số này chỉ là 1%.
Ngoài ra theo USDA, Mexico đã giảm 7,5% số lúa mì nhập khẩu từ Mỹ vào vụ mùa trước, còn doanh số lúa mì của Mỹ đã giảm 29% kể từ ngày 1/6. Trong khi đó, thị phần của lúa mì từ các nước Biển Đen đã tăng lên từ 0% lên thành 12% trong vòng 2 năm qua. Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) thể hiện mức phí thuê tàu vận chuyển nguyên liệu thô trên thế giới đã giảm 24% trong năm vừa qua, điều này cho thấy chi phí vận tải lúa mì Nga đang giảm xuống.
Cũng theo dữ liệu của IGC và Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp Moscow, giá lúa mì của Nga cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, cụ thể là lúa mì nước này thấp hơn 34USD/tấn so với Mỹ.
USDA dự báo Nga sẽ xuất khẩu 23 triệu tấn lúa mì trong mùa thu hoạch năm nay. Con số này chỉ dưới mức 25,2 triệu mà USDA tin Mỹ có thể xuất khẩu được, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lúa mì của Mỹ ra toàn thế giới đã giảm xuống chỉ còn 16% so với 30% vào năm 2008.
Mặc dù đã mất thị phần, Mỹ vẫn nắm trong tay lợi thế xuất khẩu trong khu vực của mình. Hoạt động buôn bán lúa mì được chia thành nhiều vùng: các nước Biển Đen và châu Âu cung cấp lúa mì cho các vùng Trung Đông và Bắc Phi, còn Mỹ và Canada chiếm thị trường Mỹ Latinh và Úc xuất khẩu lúa mì cho phần lớn các nước châu Á.
Mặc dù đã giảm khối lượng nhập khẩu, Mexico vẫn là bạn hàng xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 của Mỹ sau Nhật Bản. Theo ông Vince Peterson, phó chủ tịch các hoạt động xuất khẩu của Hiệp hội Lúa mì Mỹ, mặc dù giá lúa mì Nga đang rất rẻ, Mexico về lâu dài sẽ chưa thể ngừng nhập khẩu hoàn toàn lúa mì của Mỹ.
Trong nhiều năm qua, thị phần lúa mì của Mỹ trên thế giới đã giảm đi, trong khi Nga trở thành một trong những nước xuất khẩu quan trọng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Đã có thời, 90% kim ngạch nhập khẩu lúa mì của Ai Cập là từ Mỹ. Năm ngoái, con số này chỉ còn là 7%, trong khi Nga đã chiếm đến 25%, theo số liệu của chính phủ Ai Cập. Quốc gia Bắc Phi này là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất trên thế giới.
Vụ mùa bội thu trên khắp thế giới đồng nghĩa với việc cuộc cạnh tranh lúa mì sẽ còn diễn ra căng thẳng. Trong mùa thu hoạch năm nay, theo IGC, ước tính toàn thế giới sẽ sản xuất được 148 triệu lúa mì.
Theo Anh Tuấn
Infonet