tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

“Cuộc chiến” giành lợi thế trên thị trường bán lẻ ngày một "nóng"

  • Cập nhật : 27/08/2015

(Tin kinh te)

Đi đầu các thương vụ M&A trong năm 2014 đến nay là ngành bán lẻ, chiếm tới 36% tổng giá trị. Hiện nay, cuộc cạnh tranh “gom” mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng quyết liệt để tiếp tục khai thác thị trường hơn 90 triệu dân này.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến thị trường bán lẻ Việt Nam để phục vụ nhu cầu của 90 triệu người dân. Do đó, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ tại những thành phố lớn đang rất cao. Xu hướng cho thấy, ngành bán lẻ trong 5 năm tới vẫn là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư cao nhất trong các thương vụ M&A, tiếp sau đó là tài chính – ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản.
 

“cuoc chien” gianh loi the tren thi truong ban le ngay mot "nong"

“Cuộc chiến” giành lợi thế trên thị trường bán lẻ ngày một "nóng"

Việc cung cầu không tương thích hiện nay cũng là chuyện không quá bất thường cho bất kỳ thị trường nào, không chỉ tại Việt Nam. Tất nhiên không phải tất cả những trung tâm thương mại nào cũng vận hành tốt, tuy nhiên hiện tại quá sớm để nói rằng đang thừa cung. 

Ồ đạt đầu tư “chợ hiện đại”

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc công ty Stockplus, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến thị trường bán lẻ Việt Nam để phục vụ nhu cầu của 90 triệu người dân. Do đó, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ tại những thành phố lớn đang rất cao. Xu hướng cho thấy, ngành bán lẻ trong 5 năm tới vẫn là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư cao nhất trong các thương vụ M&A, tiếp sau đó là tài chính – ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản.

Còn theo nhận định từ ông Phan Văn Tý, Trưởng Bộ phận Bán lẻ của Công ty TNHH Savills Việt Nam, theo dự báo của các chuyên gia, trong vòng 2-3 năm tới, Việt Nam sẽ chứng kiến hàng loạt sự xuất hiện của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu đến từ Mỹ và châu Âu.

Điều này sẽ kéo theo một “cuộc chiến” tranh giành lợi thế về vị trí kinh doanh, kéo theo sự bùng nổ các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS bán lẻ. Tại khu vực phía Nam, ngoài Tp.HCM các “đại gia” bán lẻ đang bắt đầu xu hướng săn tìm quỹ đất lớn tại các tỉnh giáp ranh thành phố để mở rộng hoạt động bán lẻ.

Theo đó, hiện nay tỉnh Long An đang nổi lên là một địa điểm mới của “dòng chảy” này, khi một loạt các “đại gia” BĐS đầu tư xây trung tâm thương mại tại đây, như tập đoàn Vingroup, Toàn Thịnh Phát, Vạn Thịnh Phát, và mới đây nhất là Nguyễn Kim. Các dự án trung tâm thương mại này đều được đầu tư xây dựng tại thành phố Tân An.

Tại Đồng Nai, tập đoàn Amata Thái Lan vừa “thâu tóm” được quỹ đất rộng 122ha để chuẩn bị đầu tư một dự án trung tâm bán lẻ quy mô lớn. Đây là một trong ba giai đoạn đầu tư lớn thuộc dự án Thành phố Amata Long Thành trị giá hơn 250 triệu USD từ 2016 – 2018. Vingroup cũng vừa đưa trung tâm thương mại Vincom Đồng Nai vào hoạt động.

Khi thông tin dự án sân bay Long Thành được chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, nhiều doanh nghiệp BĐS hoặc là đầu tư mới hoặc mua lại những dự án BĐS dang dở tại tp. Vũng Tàu để phát triển lĩnh vực bán lẻ. Điển hình trong số này có tập đoàn Hưng Thịnh vừa mua 1ha đất từ một dự án dang ở ở Bãi Sau để phát triển dự án nhà ở cao cấp cho thuê, tầng đế sẽ dùng kinh doanh bán lẻ. Một tập đoàn BĐS hàng đầu Việt Nam khác cũng đang làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để tìm quỹ đất đầu tư một trung tâm thương mại rộng 4ha tại Bãi Trước của Tp. Vũng Tàu…

“Một khi nhà nước cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu đất đai, nhà ở tại Việt Nam thì tình hình sẽ khác. Các nhà đầu tư bán lẻ rất nhanh nhạy trong việc này, do vậy hiện thời họ thuê mua lại dự án BĐS để đón thời cơ từ sau 2015 khi thị trường bán lẻ thực sự mở cửa”, ông Tý cho biết thêm.

Chưa vội lo lắng dư thừa

Ông Matthew B. Winn – Giám Đốc Điều Hành Bộ phận Bán lẻ C&W Toàn cầu, nhận định rằng về thị trường bán lẻ Việt Nam và nhất là tại Tp.HCM, các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng toàn cầu đã có thời gian dài nghiên cứu thị trường Việt Nam và việc họ có gia nhập thị trường hay không chỉ là vấn đề thời gian.

“Việc cung cầu không tương thích hiện nay cũng là chuyện không quá bất thường cho bất kỳ thị trường nào, không chỉ tại Việt Nam. Tất nhiên không phải tất cả những trung tâm thương mại nào cũng vận hành tốt, tuy nhiên hiện tại quá sớm để nói rằng đang thừa cung. Nếu vài chục trung tâm thương mại đang có tình trạng trên thì sẽ phải xem lại nhưng nếu chỉ có một vài nơi thì chúng ta không cần phải quá lo lắng bởi vì họ sẽ tự phải điều chỉnh để tình hình tốt lên”, ông Winn nói.

Một xu hướng thường thấy là, hiện nay các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức liên doanh hoặc mua lại các công ty trong nước để nhanh chóng tiến vào thị trường hơn là bắt đầu từ con số 0. Về mặt lợi ích thì họ sẽ mang lại tiềm lực tài chính tốt hơn, sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản suất, hệ thống phân phối…được chú trọng đầu tư hơn, công tác đào tạo nhân lực được nâng cao, từ đó giá trị sản phẩm và thương hiệu được nâng tầm.

Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam giờ đã mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Từ đó, cuộc cạnh tranh giành giật thị trường bán lẻ, thâu tóm những vị trí đắc địa đang diễn ra hết sức “nóng”.

“Là một nhà đầu tư lớn của Việt Nam, song song lĩnh vực BĐS, Vingroup đang chuyển hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực bán lẻ. Dự kiến trong năm nay, Vingroup sẽ có hàng trăm cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Vinmart và Vinmart+ nhằm chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước đang rất lớn và đầy tiềm năng phát triển" ông Hiệp nói.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục