Cuộc chiến giá gà là một hồi chuông cảnh báo đối với Việt Nam khi chuẩn bị tham gia các hiệp định thương mại (FTAs) trong thời gian tới. Một số ngành sẽ bị cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn nước ngoài thuộc các nền kinh tế lớn và có chuỗi cung ứng phức tạp...
Chiến lược nào để hàng Thái Lan chiếm lĩnh thị trường Việt?
- Cập nhật : 20/08/2015
(Tin kinh te)
"Thị trường bán lẻ ở Việt Nam là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của thị trường bán buôn. Thị trường bán lẻ đi trước và tạo điều kiện cho bán buôn và đầu tư xét trên tổng thể", bà Usa Wijarurn, Tham tán thương mại - đại diện Phòng thương mại Thái Lan tại Hà Nội cho biết.
Trong khoảng 20 năm qua, thương mại hai chiều Thái Lan và Việt Nam không ngừng tăng lên, từ khoảng 3 triệu USD năm 1995 lên tới 10,6 tỷ USD năm 2014. Trong nửa đầu năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước đạt mức 5,4 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Mới đây, chính phủ hai nước đã thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2020.
Chính phủ và doanh nghiệp Thái Lan cũng đang vạch ra một chiến lược hết sức bài bản để thâm nhập và chinh phục thị trường Việt Nam. Trong đó, hoạt động tổ chức triển lãm để kết nối doanh nghiệp sản xuất của Thái Lan và người tiêu dùng Việt Nam đang được phía Thái Lan xúc tiến mạnh."Điều chúng tôi thu nhận được từ những hoạt động/sự kiện như thế này chính là Việt Nam là một thị trường bán lẻ hết sức tiềm năng nhờ sự bùng nổ về giao thương quốc tế những năm gần đây, với một sức cầu về tiêu dùng của gần 90 triệu dân mà trong đó phần lớn là xu hướng tiêu dùng hiện đại", bà Usa Wijarurn trao đổi bên lề buổi khai mạc Triển lãm Sản phẩm Thái Lan – Tuần lễ Thái Lan 2015 diễn ra sáng 13/8.
Bà Usa Wijarurn, Tham tán thương mại - Đại diện Phòng thương mại Thái Lan tại Hà Nội.Theo bà, ý nghĩa quan trọng nhất mà Triển lãm hàng Thái Lan tại Việt Nam mang lại?
Triển lãm hàng Thái Lan là một trong những kênh quan trọng mang tính chiến lược để kết nối khách hàng và sản phẩm của Thái Lan trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Điều chúng tôi thu nhận được từ những hoạt động sự kiện này chính là Việt Nam là một thị trường bán lẻ hết sức tiềm năng nhờ sự bùng nổ về giao thương quốc tế những năm gần đây, với một sức cầu về tiêu dùng của gần 90 triệu dân mà trong đó phần lớn là xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy, thị trường bán lẻ ở Việt Nam là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của thị trường bán buôn. Thị trường bán lẻ đi trước và tạo điều kiện cho bán buôn và đầu tư xét trên tổng thể.
Điều gì làm nên thành công của sản phẩm Thái Lan tại thị trường Việt Nam trong suốt thời gian qua?
Tôi nghĩ rằng điều mấu chốt ai cũng nhìn thấy đó là sản phẩm của các công ty Thái Lan có chất lượng tốt nhưng giá cả hợp lý. Mục tiêu của chúng tôi là hướng tới chất lượng và sự bền vững.
Hiện nay, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan ít hơn so với nhập khẩu. Bà có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định muốn đưa hàng sang Thái Lan?
Tôi có một lời khuyên chung cho các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, phải tìm hiểu thật kỹ thị trường và các đối tác Thái Lan.
Thái Lan và Việt Nam có khả nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu thị trường vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan những yếu tố như chất lượng và giá cả sản phẩm cần được các công ty Việt Nam quan tâm.
Bên cạnh đó, các yếu tố về văn hóa và phong cách sống của Thái Lan cũng là những vấn đề cần được quan tâm khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan.
Hàng năm, Cục xúc tiến thương mại quốc tế của Thái Lan thường tổ chức khoảng 12 triển lãm quốc tế tại Thái Lan để giới thiệu các đối tác cũng như các sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi có những hỗ trợ rất đặc biệt cho các doanh nghiệp trong khối ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu quan tâm, nên nắm bắt thông tin này để tham gia, tìm hiểu về thị trường cũng như các đối tác Thái Lan.
Cục xúc tiến thương mại Thái Lan cũng có một website để giới thiệu tất cả các doanh nghiệp Thái Lan đang có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài bao gồm cả Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, phải tìm hiểu thật kỹ thị trường và các đối tác Thái Lan.
Bà đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức của các thị trường như Thái Lan và Việt Nam khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập cũng như các hiệp định như FTA được ký kết?
Tôi nghĩ khi AEC thành lập vào cuối năm nay, cả hai nước Thái Lan và Việt Nam chắc chắn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Việc thành lập này sẽ tạo ra một thị trường hết sức rộng lớn cho cả hai nước và chúng ta sẽ có một thị trường tới 600 triệu người.
Tuy nhiên, như hai mặt của một vấn đề, doanh nghiệp của cả hai nước Việt Nam và Thái Lan đều sẽ có được những lợi thế và gặp những khó khăn khi điều này xảy ra. Thuế xuống mức 0% có thể giúp giảm chi phí, giảm giá thành đồng thời bớt gánh nặng về hàng rào thuế quan tạo điều kiện dễ dàng hơn trong giao thương.
Ngược lại, cũng xuất hiện những khó khăn mà doanh nghiệp hai nước phải đối mặt ví dụ như sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, và cũng có thể có những hàng rào phi thuế quan đặt ra trong hoạt động kinh doanh, …
Tôi cho rằng doanh nghiệp của cả hai nước sẽ cùng tìm ra được cách thức tốt nhất để khai thác tối đa lợi thế và giảm thiểu bất lợi và vượt qua khó khăn để có được những thành quả như mong đợi.