Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu của các các quốc gia luôn có nguy cơ gặp rủi ro, gây bất lợi cho nền kinh tế. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được xem như một giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn tài chính và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các quốc gia.
Thị trường thuỷ hải sản Rumani: Tổng quan và dự báo - Phần 2
- Cập nhật : 27/10/2015
(Tin kinh te)
Nhu cầu tiêu thụ cá và các loại thủy hải sản
Ngành chế biến cá đã có một sự sụt giảm đáng kể trong những năm vừa qua, số lượng các cơ sở chế biến cá hiện nay giảm hơn một nửa so với con số 76 trong năm 2008. Các cơ sở sử dụng hầu hết cá nhập khẩu và một số ít cá nội địa làm nguyên liệu để chế biến thành phẩm. Các loài cá biển được ưa thích trong chế biến là cá hồi, cá trích, cá trích cơm, cá thu trong khi đó đối với các loại cá nước ngọt là cá chép, cá da trơn và cá vền nước ngọt.
Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biển thủy hải sản Rumani đã có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển đáng nói nhất là việc đầu tư vào các công nghệ mới nhằm giữ sản phẩm tươi và có chất lượng tốt trong thời gian dài. Hơn thế, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông qua việc liệt kệ danh mục thành phần hoặc cung cấp bao bì và nhãn mác nhỏ và thân thiện cùng với những thông tin về sản phẩm.
Người tiêu dùng Rumani cho rằng các sản phẩm thủy hải sản có giá rất cao và khó để chế biến. Truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lí vấn đề trên. Nền tảng truyền thông sẽ trở thành một công cụ đắc lực nhằm truyền đạt thông tin, công thức và kỹ thuật chế biến các loại thủy hải sản nhằm giúp tầng lớp người tiêu dùng trẻ và trung niên làm quen với loại thực phẩm này.
Xét về thói quuen tiêu dùng, cá được tiêu thụ quanh năm tại Rumani. Mức tiêu thụ cá đạt mức đỉnh điểm là vào các ngày nhất định trong thời gian ăn chay trước những lễ hội chính thống quan trọng như Giáng sinh, Phục sinh.
Thương mại mặt hàng cá và thủy hải sản
Vì là thành viên của EU nên Rumani hiện tại vẫn đang áp dụng hệ thống thương mai của khối này. Thuế nhập khẩu dao động từ 0% đến 26% tùy từng mặt hàng. )
Nhu cầu thủy hải sản của Rumani hầu hết được đáp ứng bởi các sản phẩm nhập khẩu. Trong năm 2014, giá trị, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này lần lượt tăng 15% và 18% so với năm 2013. Khối lượng nhập khẩu các loại thủy hải sản đều tăng ngoại trừ cá sống, cá khô hoặc cá ướp muối lần lượt giảm 19% và 10%. Giá trị nhập khẩu năm 2014 vượt quá 170 triệu đô-la Mỹ tương ứng với 71 nghìn tấn; so với năm 2010 tăng 26% về mặt giá trị nhưng lại giảm nhẹ về khối lượng.
Cá đông lạnh
So với năm 2013, giá trị nhập khẩu cá đông lạnh năm 2014 tăng 17% đạt mức gần 68 triệu đô-la Mỹ. Sản phẩm nhập khẩu có ưu thế nhất là cá thu đông lạnh, chiếm đến 45% đến 55% thị trường này trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên đây vẫn không phải là mức thị phần cao nhất mà mặt hàng này đạt được khi khoảng 8 đến 10 năm trước con số lên đến mức 68% đến 72%. Trong những năm gần đây, lượng cung cấp có sẵn của các loại thủy hải sản đông lạnh khác cũng được tăng lên và người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến những mặt hàng này hơn. Xét về mặt giá trị, cá trích là mặt hàng được ưa chuộng thứ 2 sau cá thu; trong năm 2014 thị phần của mặt hàng này đạt mức 12% giảm 2% so với năm 2013. Thị phần của các loại cá đông lạnh khác bao gồm cá Meluc (thuộc họ cá tuyết) - 5%, cá mòi - 3%, cá hồi - 3%, cá hồi Đại Tây Dương -2% và cá tuyết Alaska -1%. Các nhà cung cấp cá đông lạnh chính cho Rumani trong năm 2014 gồm có Tây Ban Nha -18 triệu đô-la Mỹ, Hà Lan -14 triệu đô-la Mỹ, Ba Lan -11,9 đô-la Mỹ.
Các loài giáp xác
Giá trị nhập khẩu của các loài giáp xác trong năm 2014 tăng khoảng 20% so với năm 2013 lên mức 7,6 triệu đô-la Mỹ; trong khi năm 2010 con số này chỉ đạt 3,4 triệu đô-la Mỹ. Các sản phẩm được nhập khẩu nhiều là tôm - 69% và tôm hùm - 5%. Những nhà cung cấp chính mặt hàng này cho Rumani gồm Ý, Hà Lan, Đức và Pháp.
Động vật thân mềm
Giá trị nhập khẩu động vật thân mềm của Rumani năm 2014 tăng 18% đạt hơn 11 triệu đô-la Mỹ, lớn hơn rất nhiều so với con số 6,4 triệu đô của 5 năm về trước. Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm này đều có tín hiệu lạc quan. Nhập khẩu ốc tăng 35%, sò điệp tăng 22%, hàu tăng 18%, trai tăng 9% và mực ống tăng 3,5%. Những nhà cung cấp chính là Pháp, Ý và Hà Lan.
Yêu cầu nhập khẩu cá và thủy hải sản
Vì là thành viên của EU, Rumani cũng áp dụng những luật lệ nhập khẩu thủy hải sản từ nước thứ 3 của khối này. Mỗi điểm kiểm soát biên giới (BIP) đều có thẩm quyền thực hiện một số kiểm tra với một số loại hàng hóa. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên chú ý xem điểm kiểm soát biên giới mà mình định sử dụng để thông quan hàng hóa có được phép kiểm tra các mặt hàng thủy hải sản sống hoặc đông lạnh hay không. Nếu như điểm kiểm soát biên giới giống nhau thì chúng sẽ được đề cập đến trong tài liệu đi kèm theo hàng hóa.
Những nhà nhập khẩu Rumani cũng phải thông báo và nộp văn bản xin nhập khẩu thú y thông thường (CVED) cho điểm kiểm soát biên giới. Khi hàng hóa đến điểm kiểm soát biên giới, chúng sẽ được kiểm tra làm 3 giai đoạn: văn bản, nhận dạng và thực tế.
Xác minh tài liệu bao gồm việc kiểm tra các tài liệu kèm theo hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu vào lãnh thổ EU phải có nguồn gốc từ một nước được cho phép xuất khẩu sang EU và từ một cơ sở được EU phê duyệt thuộc quốc gia đó. Lô hàng thủy sản phải kèm theo giấy chứng nhận thú y theo quy định của Ủy ban số 2006/199 về điều kiện cụ thể đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản và quy định số 1012/2012 về yêu cầu sức khỏe đối với cá nhập khẩu.
Việc kiểm tra nhận dạng sẽ được thực hiện bởi các nhân viên của điểm kiểm soát biên giới. Họ sẽ kiểm tra xem thông tin được cung cấp trong văn bản có phù hợp với quy định hay không, số phương tiện vận chuyển có trùng khớp hay không, con dấu còn nguyên vẹn và trùng khớp với mẫu đã đăng kí hay không và chứng nhận sức khỏe có phải của quốc gia và cơ sở được EU cho phép hay không.
Điểm kiểm soát biên giới sẽ thực hiện kiểm tra thực tế ngay tại phương tiện vận chuyển, đặc biệt là nhiệt độ, khối lượng hàng hóa, bao bì và sản phẩm (mùi, vị, màu sắc, hàng hòa bên trong bao bì). Các nhân viên tại đây cũng có thể thử một tỉ lệ nhất định đối với lô hàng trong phòng thí nghiệm.
Bảng nhập khẩu cá và thủy hải sản vào Rumani từ 2010 đến 2014
Mã HS/Tên sản phẩm | Giá trị/Khối lượng | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2014 so với 2010 (%) | 2014 so với 2013 (%) |
0301 Cá, sống và ướp lạnh | nghìn đô-la Mỹ | 4164 | 4686 | 3758 | 5085 | 3468 | (017) | (032) |
tấn | 1539 | 1829 | 1619 | 1620 | 1313 | (015) | (019) | |
0302 cá, tươi hoặc ướp lạnh | nghìn đô-la Mỹ | 28057 | 33388 | 26816 | 37854 | 42150 | 50,23 | 11,35 |
tấn | 6150 | 8207 | 5953 | 7690 | 8318 | 35,25 | 8,17 | |
0303 cá, đông lạnh | nghìn đô-la Mỹ | 52653 | 49206 | 60993 | 58188 | 67895 | 28,95 | 16,68 |
tấn | 42287 | 31428 | 39448 | 36812 | 45251 | 7,01 | 22,92 | |
0304 cá, phi-le | nghìn đô-la Mỹ | 35614 | 27438 | 24444 | 26102 | 31744 | (011) | 21,61 |
tấn | 19306 | 12497 | 9710 | 10183 | 12005 | (038) | 17,89 | |
0306 giáp xác, sống tươi ướp lạnh, đông lạnh tươi | nghìn đô-la Mỹ | 3460 | 4711 | 5121 | 6351 | 7627 | 120 | 20,08 |
tấn | 374 | 462 | 509 | 598 | 609 | 62,83 | 1,84 | |
0307, động vật thân mềm, sống, tươi, đông lạnh, ướp muối | nghìn đô-la Mỹ | 6413 | 6980 | 9429 | 9070 | 11063 | 72,51 | 21,97 |
tấn | 1128 | 1042 | 1496 | 1469 | 1800 | 59,57 | 22,53 | |
0305 cá sấy khô, ướp muối | nghìn đô-la Mỹ | 5447 | 5293 | 5969 | 6775 | 7174 | 31,71 | 5,89 |
tấn | 1666 | 1357 | 1827 | 1718 | 1549 | (007) | (010) | |
Tổng cộng | nghìn đô-la Mỹ | 135808 | 131702 | 136529 | 149425 | 171120 | 26 | 14 |
tấn | 72450 | 56822 | 60562 | 60090 | 70845 | (002) | 018 |