tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 27-07-2016

  • Cập nhật : 27/07/2016

Mỹ, Nhật, Úc cùng "nhắc nhở" Trung Quốc về phán quyết PCA

Nhật Bản, Mỹ và Úc hôm 25-7 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự hàng hải dựa trên luật lệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tại cuộc họp Đối thoại Chiến lược 3 bên lần thứ sáu.

Hôm qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Úc Julie Bishop gặp nhau tại Vientiane (Lào) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Không giống như tuyên bố chung của ASEAN vốn không nhắc đến phán quyết của vụ kiện trọng tài giữa Trung Quốc và Philippines vào ngày 12-7, bộ ba “bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ luật pháp” và nhắc lại rằng phán quyết là “cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên” trong tuyên bố chung.

cac ben tuyen bo se thuc day hop tac trong linh vuc hang hai thong qua trao doi thong tin va doi thoai. anh: reuters

Các bên tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng hải thông qua trao đổi thông tin và đối thoại. Ảnh: REUTERS

Bên cạnh đề cập đến hợp tác 3 bên về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, các bộ trưởng cũng bày tỏ mối quan tâm đến tranh chấp hàng hải ở biển Đông. Các bên tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng hải thông qua trao đổi thông tin và đối thoại. “Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế các hành động đơn phương, dẫn đến thay đổi cơ thể vĩnh viễn đối với môi trường biển trong khu vực và kêu gọi các nước kiềm chế các hành động như cải tạo đất có quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn cũng như các sử dụng các tiền đồn cho mục đích quân sự” - tuyên bố chung nêu rõ.

Trong khi đó, Nhật Bản vướng vào vấn đề Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Mặc dù không nêu đích danh song tuyên bố ngầm ám chỉ Bắc Kinh. “Các Bộ trưởng cũng phản đối bất kỳ hành động cưỡng chế hoặc đơn phương nào có thể làm thay đổi hiện trạng, gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông và thống nhất sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ về tình hình trong khu vực này” – tuyên bố nhấn mạnh. Bên cạnh đó, 3 bộ trưởng cũng lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào tháng 1 và các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tiếp theo, cũng như “mọi hình thức” của chủ nghĩa khủng bố sau một loạt các cuộc tấn công gần đây.

ngoai truong trung quoc vuong nghi tai mot cuoc ben le hoi nghi bo truong ngoai giao asean anh: reuters

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Ảnh: REUTERS

Cùng ngày, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, trong đó kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận phán quyết trong vụ kiện trọng tài giữa Philippines đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại biển Đông. Ông Kishida cũng hối thúc Trung Quốc kiềm chế, hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Đáp lại, Ngoại trưởng Vương Nghị tái khẳng định lập trường của Trung Quốc phản đối phán quyết trên của Tòa Trọng tài.

Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tin nói ông Erdogan dàn dựng đảo chính

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang điều tra những người nêu ra quan điểm cho rằng vụ đảo chính bất thành vừa rồi là một "màn kịch" của ông Erdogan.

nguoi dan treo len chiec xe tang sau khi cuoc dao chinh cua mot nhom nguoi bi dap tat tai istanbul - anh: afp

Người dân trèo lên chiếc xe tăng sau khi cuộc đảo chính của một nhóm người bị dập tắt tại Istanbul - Ảnh: AFP

Theo Independent, kể từ sau vụ đảo chính bất thành, trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng vụ việc chấn động ngày 15-7 khiến hơn 250 người thiệt mạng thực chất chỉ là chiêu trò do chính phủ đương nhiệm của ông Erdogan dàn dựng.

Bộ trưởng tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho rằng, người nào nói ra quan điểm đó rất có thể cũng có liên quan tới vụ đảo chính và sẽ bị cơ quan chức năng điều tra.

Tuyên bố mang tính răn đe này của người đứng đầu cơ quan tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua giai đoạn hậu đảo chính với một loạt những cuộc thanh trừng gây chấn động.

Theo đó hàng chục ngàn người bị bắt, hàng trăm ngàn công chức bị sa thải hoặc đình chỉ công tác.

Phát biểu trên đài truyền hình Kanal 7 của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Bozdag nói: "Hãy nhìn vào những người đang nói trên mạng xã hội rằng đây là một vụ việc dàn dựng. Các công tố viên cũng đã điều tra họ. Hầu hết trong số đó là những kẻ thất bại, những người từng nghĩ rằng được chết theo lệnh của ông Fethullah Gülen là một vinh dự với họ".

Tổng thống Erdogan cũng nói mục đích của đợt thanh trừng là nhằm "làm trong sạch các tổ chức nhà nước", loại bỏ những thành phần liên quan tới vụ đảo chính vừa qua và những kẻ có tham gia phong trào của giáo sỹ Fethullah Gülen.(TT)

Thế giới cần thêm 31.000 phi công/năm

Giữa bối cảnh ngành vận tải hàng không đang phát triển mạnh như hiện nay, các hãng hàng không toàn cầu sẽ cần thêm khoảng 31.000 phi công mới/năm trong vòng 20 năm tới.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 25/7 cho biết thông tin trên. Trong bản dự báo thường niên về nhu cầu lao động ngành hàng không mới công bố, Boeing dự đoán từ nay cho tới năm 2035, các hãng hàng không sẽ cần thêm 814.000 nhân viên hoạt động trong phi hành đoàn và 679.000 kỹ thuật viên bảo trì máy bay.

Boeing dự đoán trong năm nay, số lượng phi công tăng 10,5% so với năm ngoái. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể cần thêm nhiều phi công mới nhất, chiếm 40% lượng cầu trên toàn cầu, do sự bùng nổ của ngành hàng không giá rẻ.

Trước đó, hồi trung tuần tháng này, Boeing cũng đưa ra dự đoán các hãng hàng không thế giới sẽ cần 39.620 máy bay mới trị giá 5.900 tỷ USD trong 20 năm tới, tăng 4,1% so với ước tính của hãng trong năm 2015. Còn về lưu lượng hành khách đi lại bằng đường không trong 20 năm tới, Boeing dự đoán con số này sẽ tăng 4,8%/năm.

Theo ông Randy Tinseth, Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị của Boeing Commercial Airplanes, bất chấp những sự kiện gần đây đã tác động tới các thị trường tài chính trên thế giới, ngành hàng không toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn với số lượng máy bay thương mại hoạt động sẽ tăng gấp đôi.

Trong khi đó, Airbus nâng dự báo nhu cầu máy bay mới của thế giới trong 20 năm tới lên 30.070 chiếc, tăng 500 chiếc so với ước tính trước đó, và lưu lượng hành khách đi lại bằng đường không tăng trung bình 4,5%/năm.

S-400 xuất hiện ở Crimea - động thái mạnh mẽ của Nga

Trung đoàn các tổ hợp tên lửa hiện đại S-400 "Triumph" sẽ được triển khai trên bán đảo Crimea từ tháng 8/2016.

 
he thong ten lua phong thu s-400.

Hệ thống tên lửa phòng thủ S-400.

 

Theo Trung tá Evgeny Oleynikov, Phó chỉ huy Trung đoàn tên lửa 18 Sư đoàn tên lửa phòng không 31, vị trí đóng quân mới của trung đoàn sẽ là thành phố Feodosiya.

S-400 "Triumph" (mã định danh của NATO — SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao và tầm trung thế hệ mới với khả năng tiêu diệt mọi phương tiện không kích hiện đại.

Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko - tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" nhận xét ngày nay bản chất các cuộc chiến hiện đại đã thay đổi về nguyên tắc. Giới quân sự tập trung những nỗ lực chính vào lĩnh vực chiến tranh không trung-vũ trụ, sử dụng các vũ khí có độ chính xác cao.

"Đòn đánh đầu tiên trong các cuộc chiến quy mô lớn sẽ áp dụng vũ khí chính xác cao, không quân mang các loại tên lửa điều khiển, các tên lửa hành trình phóng trên bộ, trên biển và trên không. Xu hướng này được đánh dấu rõ trong tất cả các chiến dịch mà Hoa Kỳ và các đồng minh tham gia gần đây, như hoạt động chiến sự ở Iraq, Libya và Nam Tư. Cùng với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật quân sự, xu hướng này sẽ tăng lên. Các hệ thống phòng không và chống tên lửa ngày nay có tầm quan trọng then chốt đáp ứng sự phòng vệ vững chắc. Chính vì điều này, giới lãnh đạo quân sự của Nga đã quyết định triển khai hệ thống tên lửa S-400 trên lãnh thổ Crimea nhằm bảo vệ hiệu quả bán đảo trước bất cứ cuộc tấn công nào" — ông Igor Korotchenko nói.

Ông Igor Korotchenko nhận xét: "Chúng ta thấy rằng, trong những tháng gần đây trên Biển Đen xuất hiện hoạt động tích cực của hải quân loạt các nước thành viên NATO đặc biệt là Mỹ, họ trước đây không hiện diện với quy mô lớn như vậy trong khu vực. Cần lưu ý là các tàu khu trục, tàu tuần dương hiện đại của Mỹ trang bị tên lửa hành trình Tomahawk. Việc bố trí các S-400 chính là để đảm bảo khả năng đối phó, trong đó có đòn tấn công bằng vũ khí chính xác cao của NATO từ phía biển".

Theo chuyên gia quân sự, việc triển khai S-400 trên bán đảo Crimea là một động thái mạnh mẽ của Nga. Ông Igor Korotchenko khẳng định: "Đây là một động thái quân sự - chính trị rất mạnh mẽ từ phía Nga. Bằng cách này đảm bảo sự bất khả xâm phạm qui chế của Crimea, như một phần không thể tách rời của Nga. Lãnh thổ Crimea được bảo vệ vững chắc trước các loại vũ khí hiện đại, có nghĩa căn cứ Hạm đội Biển Đen, các đô thị và cơ sở hạ tầng quan trọng của Crưm được bảo vệ an toàn".(Baotintuc)
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục