Philippines: 'Trung Quốc phải ngừng giọng điệu dối trá'
Bộ Tư pháp Nhật Bản sắp công bố quy định mới về kiểm soát nhập cư
Thái Lan: Dự thảo hiến pháp mới bị bác bỏ
Nga ‘rối trí’ trước phản ứng của Nhật về quần đảo Kuril
Nga-Pakistan ấn định thời điểm ký thỏa thuận xây đường ống khí đốt
Tin thế giới đọc nhanh sáng 27-07-2016
- Cập nhật : 27/07/2016
Trung Quốc nhờ Mỹ giúp đỡ để đối thoại với Philippines
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhờ người đồng cấp Mỹ giúp đỡ để đối thoại với Philippines sau phán quyết "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhờ Mỹ giúp đỡ để đàm phán với Philippines. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 25/7 đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN đang được tổ chức tại Lào.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Vương đã nói với ông Kerry rằng Bắc Kinh cùng ASEAN đã nhất trí nên đưa tranh chấp Biển Đông trở lại "con đường đúng đắn", giải quyết "thông qua đàm phán trực tiếp".
Trung Quốc nói nước này hy vọng Mỹ sẽ có các bước đi thực tế để hỗ trợ nối lại đàm phán giữa Bắc Kinh và Manila sau phán quyết của Tòa Trọng tài. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc và ASEAN trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực", thông cáo viết.
Trước đó, Trung Quốc nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ làm "gia tăng căng thẳng" ở Biển Đông và đứng về phía các quốc gia khác chống lại Bắc Kinh. Mỹ phủ nhận cáo buộc, tuyên bố không đứng về bên nào, kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có phán quyết của Tòa Trọng tài.
Phát biểu sau cuộc họp với các nước ASEAN, ông Vương Nghị cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài, trong đó bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò", là "kê đơn sai", ám chỉ phán quyết không giải quyết được vấn đề tranh chấp. Bản tin của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, kênh CCTV13 tối 25/7 thậm chí còn nói Mỹ "ủng hộ Trung Quốc" về lập trường không công nhận Tòa Trọng tài.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế cho biết Mỹ, Nhật, Australia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết "đường lưỡi bò".
Phát biểu với các phóng viên tại Vientiane, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết tranh chấp Biển Đông không phải là cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ, mà là giữa Trung Quốc và Philippines.
"Chúng tôi muốn theo đuổi mối quan hệ song phương theo cách giải quyết hòa bình tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Những nước khác không liên quan tới tranh chấp này", ông Yasay nói.
Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn". "Đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương đưa ra đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.(Vnexpress)
Báo Trung Quốc phủ nhận thông tin đập phá Larung Gar
Tờ Thời báo Hoàn cầu mới đây đã đăng bài phủ nhận thông tin chính quyền Trung Quốc (TQ) phá hủy nhà cửa và trục xuất tăng ni tại trung tâm Phật giáo Larung Gar. Thay vào đó, tờ báo khẳng định các cơ quan chức năng TQ đang trùng tu lại một trong những trung tâm tu tập lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng, lấy lý do để tránh quá tải và hỏa hoạn.
Những ngày qua, các tổ chức người Tây Tạng tại nước ngoài đã bắt đầu loan báo thông tin chính quyền TQ bắt đầu việc phá dỡ Larung Gar từ tuần trước. Tuy nhiên, chính quyền TQ vẫn im lặng trước các thông tin trên mãi đến nay.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một quan chức địa phương cho biết bản thân các lãnh đạo tôn giáo tại vùng thung lũng Larung thời gian qua cũng đã tìm cách giảm số lượng những tăng ni không sống tại Larung Gar nhưng không đăng ký thông tin.
Larung Gar là một trong những trung tâm tu tập Phật học lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: Wanson Luk
Vị quan chức này cho biết: "Địa điểm này đã phát triển quá lớn trong những năm gần đây, với lượng du khách liên tục tăng và dân nhập cư từ các tỉnh và nước khác đến. Cả những lãnh đạo tại đây cũng không thể quản lý hết số người. Các nhà sư phải sử dụng tiền công đức để hỗ trợ chỗ ở và giáo dục cho những tăng ni không đăng ký. Điều này là không công bằng".
Tờ Thời báo Hoàn cầu thông tin thêm, việc giải tỏa bớt số nhà tại khu vực này nhằm mục đích tạo điều kiện để các đội cứu hỏa tăng khả năng phản ứng, đối phó hỏa hoạn. Theo bài viết này, chính quyền địa phương chỉ cho phép khoảng 8.000 tăng ni có đăng ký được sống tại Larung Gar.
Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng khẳng định con số tăng ni được chính quyền địa phương cho phép ở lại Larung Gar chỉ lên đến 5.000 người. Số tăng ni hiện sống và học tập tại trung tâm Phật giáo từng được ước đoán lên đến gần 40.000 người.
Tàu chiến đấu ven biển Mỹ trang bị tên lửa mới
Tên lửa Hellfire có thể giúp tàu chiến đấu ven biển Mỹ tăng khả năng vô hiệu hóa đòn tấn công của đối phương xa hơn so với pháo phòng thủ hiện nay.
Hải quân Mỹ dự kiến tích hợp tên lửa Hellfire lên tàu chiến đấu ven biển (LCS) vào năm tới để cải thiện khả năng phòng thủ tầm xa của tàu so với hệ thống pháo bắn nhanh 30 mm hiện nay, theo National Interest.
"Pháo 30 mm và tên lửa Longbow Hellfire đều được thiết kế để đối phó với đội hình tập kích của các máy bay tấn công nhanh và tàu tốc độ cao của đối phương nhắm vào tàu chiến ven biển Mỹ", đại úy Casey Moton, Quản lý Chương trình Module Nhiệm vụ LCS, nói.
Pháo 30 mm sẽ được sử dụng để đối phó với các cuộc tấn công và mối đe dọa tầm gần trong khi tên lửa Hellfire được thiết kế để tấn công các mục tiêu tầm xa ngoài đường chân trời, giúp chỉ huy tàu đối phó với các mục tiêu cơ động nhanh trên mặt nước. "Chúng tôi đang cải tiến tên lửa Longbow Hellfire của lục quân để sử dụng trên biển qua ống phóng thẳng đứng trên tàu LCS", Moton nhấn mạnh.
Phiên bản tên lửa Hellfire trên tàu LCS được thiết kế khác một chút so với phiên bản gắn trên trực thăng và máy bay không người lái (UAV).
"Tên lửa Hellfire thường khóa mục tiêu trước khi phóng, nhưng đối với tàu LCS, nó bật đầu dò mục tiêu sau khi phóng. Chúng tôi đã thành công 10/12 lần bắn thử nghiệm hồi năm ngoái", Motion cho hay.
Theo chuyên gia quân sự Kris Osborn, tên lửa phòng từ tàu LCS sử dụng công nghệ dẫn đường/dò tìm "sóng mm", một hệ thống khóa mục tiêu có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Thời gian tới, tên lửa này sẽ được thiết kể để tích hợp vào hệ thống chiến đấu và máy tính trên tàu LCS.
Một phần của thiết kế tên lửa Hellfire lắp trên tàu LCS là giúp phối hợp và kết nối khóa mục tiêu với các trực thăng Mk-60 của hải quân Mỹ hoạt động ngoài đường chân trời.
"Trực thăng có thể phát hiện một cuộc tập kích sắp diễn ra từ ngoài đường chân trời, giúp tàu phóng tên lửa Hellfire", Moton nói.
Trong tương lai, tên lửa Hellfire sẽ được sử dụng bên cạnh các pháo 30 mm và 57 mm, đồng thời sẽ được kết nối với các UAV cất hạ cánh thẳng đứng phóng từ tàu LCS. Nền tảng tình báo, trinh sát và giám sát này có thể giúp phát hiện mục tiêu và truyền video theo thời gian thực tới trung tâm chỉ huy và kiểm soáy mục tiêu trên tàu.
Được biên chế từ thập niên 1970, tên lửa Hellfire ban đầu được thiết kế với đầu đạn xuyên giáp diệt tăng nặng hơn 45 kg, khai hỏa từ trực thăng để diệt xe thiết giáp, hầm ngầm và các công sự kiên cố của đối phương. Hiện nay, vũ khí này chủ yếu được trang bị cho các máy bay không người lái Predator và Reaper của không quân, Grey Eagle của lục quân, trực thăng tấn công AH-64 Apache, OH-58 Kiowa Warrior và AH-1 Super Cobra.
Tên lửa Hellfire có thể sử dụng hệ dẫn tần số radio theo cơ chế "bắn rồi quên" hoặc công nghệ dẫn đường laser bán chủ động. Đầu đạn tên lửa này có nhiều loại gồm Đạn diệt tăng sức công phá lớn (HEAT), đạn nổ văng mảnh và các loại khác để gây thiệt hại tối đa cho mục tiêu.
Việc tích hợp tên lửa Hellfire cho tàu LCS đã được triển khai trong nhiều năm và được xem là một yếu tố then chốt trong chiến lược "triển khai sức mạnh" của hải quân Mỹ nhằm trang bị tốt hơn các vũ khí phòng thủ và tấn công cho hạm đội tàu mặt nước, Osborn nhấn mạnh.
Cựu tư lệnh NATO bị nghi là ‘chủ mưu’ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Yeni Safak dẫn nguồn tin thân cận cho biết tướng John F. Campbell, 59 tuổi, là một trong những nhân vật hàng đầu đứng ra tổ chức và chỉ đạo binh sĩ tham gia cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đêm 15-7.
Theo Yeni Safak, nhờ những mối quan hệ với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông Campbell đã xử lý giao dịch tổng trị giá hơn 2 tỉ USD thông qua Ngân hàng UBA ở Nigeria để phân phát cho những binh sĩ tham gia đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Hàng triệu USD đã được chuyển từ Nigeria tới Thổ Nhĩ Kỳ bởi một nhóm người làm việc trong CIA. Số tiền này được phân chia cho một nhóm đặc biệt CIA gồm 80 người, nhằm mua chuộc những tướng lĩnh tham gia đảo chính. Sau khi rút tiền từ tài khoản ngân hàng, nhóm CIA này đã cầm tiền phân phát cho những kẻ khủng bố mặc quân phục”.
Trong khoảng thời gian kể từ tháng 5 đến thời điểm xảy ra đảo chính, ông Campbell đã có ít nhất hai chuyến thăm bí mật tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ Yeni Safak cho hay ông Campbell còn có các cuộc gặp tối mật tại căn cứ không quân Erzurum và Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ cáo buộc trên. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nói các cáo buộc đối với ông Campbell là vô căn cứ.
Trước đó, Tổng thống Erdogan đã cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ là nhân vật đứng sau đảo chính đêm 15-7.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 25-7 cảnh báo mối quan hệ với Mỹ có thể xấu đi nếu Mỹ không dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Washington nhiều lần đòi Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp bằng chứng “thép” chứng minh ông Gulen là kẻ chủ mưu trước khi bàn tới các thủ tục dẫn độ.
RT cho hay sau khi xuất hiện thông tin tướng về hưu NATO John F. Campbell bị nghi là chủ mưu đảo chính, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng điều này như một cái cớ để gây áp lực buộc Mỹ phải dẫn độ ông Gulen.
Sau đảo chính bất thành, Tổng thống Erdogan mở chiến dịch thanh trừng quy mô chưa từng có. Đã có 13.165 người bị bắt vì nghi dính líu tới đảo chính. Trong số đó, có 8.838 viên sĩ quan cảnh sát, 52 nhà chức trách địa phương 2.101 thẩm phán và công tố viên, liên quan đến cuộc đảo chính.
Ông Erdogan còn đóng cửa hàng trăm trường học, ký túc xá, trường đại học, tổ chức, sở y tế, công ty vì có liên quan đến tổ chức mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “Tổ chức khủng bố Fethullahist”.
Tòa án Ankara thông qua một bản cáo trạng chung gồm 73 nghi phạm, bao gồm ông Gulen, hôm 23-7. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Erdogan khẳng định người thân tín cũ Gulen là “kẻ phản bội không trung thực”.