tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 23-04-2016

  • Cập nhật : 23/04/2016

6 máy bay quân sự Mỹ tuần tra bãi cạn Scarborough

6 máy bay quân sự của Mỹ đóng tại căn cứ Clark của Philippines đã lần đầu tiên thực hiện các chuyến bay tuần tra nhận thức tình hình hàng hải ở quanh khu vực bãi cạn Scarborough, trang tin Inquirer ngày 22/4 cho biết.

may bay than sam a-10 cua my

Máy bay Thần sấm A-10 của Mỹ

Inquirer dẫn thông báo của Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết: “Các máy bay A-10 và HH-60 đã thực hiện các chuyến bay ở không phận quốc tế phía trên bãi cạn Scarborough, phía tây Philippines nhằm nhận thức tình hình hàng hải và không phận ở đây”.

Thông báo cũng nhấn mạnh: “Sứ mệnh này nhằm thúc đẩy sự minh bạch và an toàn của các hoạt động ở không phận và hải quận quốc tế, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh, đối tác cũng như sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay và trong tương lai”.

4 máy bay Thần sấm A-10 và 2 máy bay HH-60G Pave Hawks là một phần trong số các máy bay Mỹ còn giữ lại ở căn cứ Clark của Philippines sau cuộc tập trận thường niên Balikatan hồi đầu tháng này. Các máy bay này sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải, hàng không, cứu trợ và chống hải tặc. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 19/4.

Larry Card, Đại tá Không quân Mỹ, nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo không phận và hải phận quốc tế tiếp tục được mở theo luật lệ quốc tế. Điều đó vô cùng quan trọng bởi kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào nó. Việc phối kết hợp với quân đội Philippines là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sứ mệnh này của chúng tôi”.

Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Tuy nhiên, khu vực này đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép cách đây 4 năm. Giới quân sự Mỹ hồi tháng 2 cho biết họ nghi ngờ Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tại đây để chuẩn bị lập ra vùng nhận diện phòng không.


6 tiêm kích Israel-Nga đối đầu, suýt “bắn nhau” ở Syria

Các nguồn tin quân sự Trung Đông và phương Tây chuyên theo dõi tình hình Syria tiết lộ: Chút nữa đã xảy ra va chạm giữa 4 tiêm kích F-15 của Israel với 2 chiến đấu cơ Su-30 của Nga.

Theo đó, vụ việc xảy ra vào ngày 20/4, khi máy bay của Israel bay từ biển Địa Trung Hải về hướng căn cứ không quân Hmeimim (nơi đặt lực lượng của không quân Nga) tại tỉnh Latakia, Syria. Sở chỉ huy của Nga ngay lập tức điều hai tiêm kích chuyên về không chiến Su-30 chặn đầu, với lo ngại máy bay của Israel sẽ bay qua căn cứ này. Lo ngại thế đối đầu này sẽ gây ra va chạm, nên lực lượng hai nước đi tới quyết định rút lui: Su-30 của Nga trở về căn cứ, còn F-15 Israel thì tiếp tục hành trình. 
chut nua xay ra dung do giua tiem kich cua nga va israel. anh: debka

Chút nữa xảy ra đụng độ giữa tiêm kích của Nga và Israel. Ảnh: Debka

Mạng lưới các nhà điều hành chuyên giám sát bay trên không phận Syria và đông Địa Trung Hải cho biết, các cuộc thoại, trao đổi tín hiệu qua lại cho thấy hai bên thực sự lo ngại về khả năng xảy ra một vụ không chiến. Một nguồn tin của trang Debka (Israel) còn nói rằng, chính vì sự cố này mà Tư lệnh Không quân Israel – tướng Amir Eshel, đã được bổ sung vào phái đoàn do Thủ tướng Benyamin Netanyahu dẫn đầu tới thăm Nga và có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/4.
 
Nhiều nguồn tin tiết lộ, Nga và Israel đã đạt thỏa thuận về điều phối bay trên không phận Syria trước khi Moskva mở chiến dịch can dự quân sự tại quốc gia Trung Đông này. Theo đó, máy bay của hai bên có thể bay “không bị chặn” tùy thích, miễn là không gây ảnh hưởng tới chiến dịch, hoạt động của bên còn lại. Hai phía cũng thỏa thuận sẽ thông báo cho nhau về vị trí, hành trình bay để tránh các vụ đụng độ không mong muốn. 
 
Tuy nhiên, tình hình đã có diễn biến mới, với việc Nga rút một phần lớn máy bay, chủ yếu là cường kích Su-24 khỏi Syria và thế vào đó là các trực thăng tấn công hiện đại. Cả Nga và Israel đều đã không “cập nhật” điều phối trước thực tế này, khi mà trực thăng vũ trang có trần bay, tốc độ bay và các điều kiện hoạt động hoàn toàn khác so với máy bay cường kích và tiêm kích. 
 
Hôm 14/4 vừa qua, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga – tướng Nikolai Bogdanovsky, đã có cuộc gặp với đồng cấp người Israel Yair Golan, tại Tel Aviv để thảo luận về chủ đề này. Sự cố “đối đầu” mới nhất cùng với việc ông Eshel có mặt tại Moskva cho thấy, không quân hai nước vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Cả hai sẽ cần phải nỗ lực tạo lập một khung thỏa thuận mới về điều phối bay quân sự trên không phận Syria, tờ Debka nhận định.

NATO thành lập Hạm đội Biển Đen "phẩy", đối phó với Nga

Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang tăng cường hiện diện ở Biển Đen và có ý định thành lập Hạm đội Biển Đen của khối này.
 

Romania đưa ra ý tưởng về thành lập Hạm đội Biển Đen NATO

Ngày 22-4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố rằng, Kiev ủng hộ nhiệt liệt sự tăng cường hiện diện của hải quân NATO trên Biển Đen và đang xem xét khả năng tham gia sáng kiến của khối này về việc thành lập Hạm đội Biển Đen của NATO.

Tuyên bố trong buổi họp báo sau cuộc gặp với tổng thống Romania, Tổng thống Ukraine nhấm mạnh, tình hình an ninh ở khu vực Biển Đen đã thay đổi đáng kể, đòi hỏi những giải pháp mới, đề xuất mới, phương pháp mới nhằm giữ gìn an ninh và ổn định ở khu vực này.

Ông Poroshenko nhấn mạnh, Ukraine cam kết hỗ trợ sáng kiến ​​của Romania và sẵn sàng tham gia hạm đội chung trong khu vực Biển Đen, sau khi sáng kiến ​​này được NATO chính thức phê duyệt, nhằm tạo ra một đối trọng mạnh mẽ với Hạm đội Biển Đen hùng mạnh của Nga.

Mặc dù chưa phải là thành viên NATO nhưng Ukraine cũng đang ráo riết chuẩn bị cho khả năng tham gia vào Hạm đội chung này bằng kế hoạch phục hồi lực lượng hải quân trong vòng 10 năm tới, đồng thời tích cực tham gia các cuộc tập trận trên biển của khối này.

Mới ngày 7-4 vừa qua, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc tập trận chung Hải quân ở Biển Đen, nhằm để các tàu tập luyện khả năng tương tác trong khuôn khổ phối hợp chiến thuật đa quốc gia, theo tiêu chuẩn của NATO.

nato dang manh nha y dinh thanh lap mot ham doi o bien den

NATO đang manh nha ý định thành lập một Hạm đội ở Biển Đen

 

Lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cử tàu khu trục và tàu hộ tống của mình mang tên Salihreis và Bartyn ghé thăm cảng Odessa và tham gia cuộc tập trận cùng với chiến hạm mạnh nhất thuộc lớp Krivak III và cũng là kỳ hạm của hải quân Ukraine là chiếc Hetman Sahaidachny.

Hồi tháng 3, các cuộc diễn tập chung cũng đã được tổ chức tại biển Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó, tàu khu trục Hetman Sahaidachny cũng đại diện cho Ukraine. Các bên đã luyện tập khả năng phối hợp với nhau trong khuôn khổ liên minh phòng không và triển khai thông tin liên lạc.

Ý tưởng về việc thành lập Hạm đội Biển Đen NATO đã được giới chức lãnh đạo Romania đề xuất với các đối tác trong khối vào đầu năm nay. Theo đó, ngoài các nước thành viên nằm trong vùng biển này, Hạm đội Biển Đen “phẩy” sẽ mời thêm cả Hải quân Mỹ, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia.

Lý do cần lập ra một hạm đội như vậy là vì Nga gia tăng hoạt động trong khu vực Biển Đen, đặc biệt là sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này, đã tạo ra những thách thức và nguy cơ mới đối với các nước NATO trong vùng biển này.

NATO gia tăng hoạt động trong khu vực Biển Đen

Chưa rõ ban lãnh đạo NATO suy nghĩ gì về lời đề nghị này nhưng vào hồi tháng 2 vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra tuyên bố trên khi chủ trì cuộc họp các Bộ trưởng 28 nước thành viên Khối đồng minh quân sự này ở Brussels. Đồng thời ông cũng cho biết, NATO có kế hoạch triển khai quân ở Đông Âu và các nước Baltic.

Ông Stoltenberg giải thích rằng, việc NATO tăng cường và mở rộng tiềm lực ở Biển Đen là cách mà khối này gia tăng sự hiện diện tuyến đầu của liên minh, nhằm đảm bảo khả năng tăng cường sức mạnh, nguồn lực của khối và tiến hành hoạt động giám sát tình báo trong khu vực này.

Theo một số nguồn tin, nếu NATO phê chuẩn việc thành lập một Hạm đội Biển Đen “phẩy” của khối này, Mỹ sẽ điều các chiến hạm của Hạm đội 6 làm lực lượng nòng cốt cùng với các tàu chiến khác của các đồng minh trong và ngoài khu vực Biển Đen, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay sau những tuyên bố này, Hạm đội 6 đã điều các tàu hộ vệ, tàu khu trục vào hiện diện trong Biển Đen tham gia các cuộc tập trận chung của NATO trong khu vực biển này, nhằm ủng hộ sự quan ngại của các nước thành viên trước những hành động của Nga ở Ukraine.

hai quan nato tang cuong tap tran o bien den

Hải quân NATO tăng cường tập trận ở Biển Đen

 

Được biết, Hạm đội 6 của Mỹ đảm nhận nhiệm vụ giám sát gần một nửa Đại Tây Dương, cũng như các vùng biển Adriatic, Baltic, Barents, Caspian, Biển Bắc và Biển Đen. Các tàu chiến Mỹ thường xuyên thay nhau ra vào Biển Đen nhằm tránh vi phạm Công ước Montreux.

NATO cũng tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phòng không trong khu vực Biển Đen bằng cách cân nhắc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước trong khối, đặc biệt có thể là Ukraine, đồng thời điều động thêm các tàu khu trục phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ hiện diện thường xuyên ở đây.

Những lá chắn phòng không trên biển của Mỹ được cho là nhằm đối phó với Trung tâm cảnh báo sớm tên lửa của Nga ở Crimea, kết nối với những trạm radar cảnh giới tầm xa Voronezh đặt ở khu vực miền Nam nước Nga như trạm Kranosdar hay trạm Armavir.

Nếu kế hoạch này được Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương thông qua, có thể nhận định rằng, NATO đã mang “lửa” vào đặt trước cửa ngõ nước Nga, khiến tình hình khu vực biển này vốn đã vô cùng căng thẳng tiếp tục leo thang thành nguy cơ đối đầu quân sự.

Moscow nhất định sẽ đưa ra các động thái đáp trả mạnh mẽ, đồng thời đưa các vũ khí khủng đến tăng cường cho Crimea, không loại trừ đó có thể là các tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và máy bay ném bom Tu-22M3 - hai loại vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.


Thảm sát gia đình ở Mỹ, 8 người chết

Ngày 23/4, tại vùng nông thôn bang Ohio, Mỹ, 8 thành viên trong một gia đình đã bị hành quyết bằng cách bắn vào đầu.

hien truong vu an mang.

Hiện trường vụ án mạng.

Trả lời báo giới, cảnh sát trưởng quận Pike, ông Charles Reader cho biết 7 thi thể được tìm thấy tại 3 ngôi nhà gần nhau và thi thể thứ 8 được tìm thấy ở một địa điểm khác sau đó. Các nạn nhân đều là người trưởng thành, trừ một nam thiếu niên 16 tuổi và đều cùng thuộc một gia đình. 

Tổng công tố bang Ohio Mike DeWine nói: "Dường như tất cả các nạn nhân đều bị hành quyết, từng người một bị bắn vào đầu".

Hiện chưa xác định được động cơ của vụ hành quyết trên, có ít nhất một tay súng bị tình nghi đang chạy trốn.


Nga đổi phi công Ukraine lấy 2 "sĩ quan tình báo"

Moskva và Kiev đã thống nhất cơ chế trao đổi phi công Nadezda Savchenko lấy 2 công dân Nga mà Ukraine gọi là "quân nhân GRU (Cục Tình báo Quân đội Nga)".

nu phi cong nadiya savchenko tai phien toa o moskva, nga ngay 7/11/2014.anh: afp/ttxvn.

Nữ phi công Nadiya Savchenko tại phiên tòa ở Moskva, Nga ngày 7/11/2014.Ảnh: AFP/TTXVN.

 

Trang mạng RBK ngày 22/4 dẫn lời một quan chức liên bang và một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga cho biết Moskva sẽ trao nữ phi công Savchenko cho Ukraine để thụ án. 

 
Đổi lại, Kiev sẽ trao lại cho Nga 2 binh sĩ bị kết án là Alexander Alexandrov và Evgheni Yerofeev, những người mà Ukraine xem là "quân nhân GRU". Các tiến trình này sẽ diễn ra đồng bộ với nhau nhưng chỉ sau khi án phạt của Alexandrov và Yerofeev có hiệu lực.

Theo luật pháp Nga, bản án có hiệu lực 10 ngày sau khi tuyên án nếu không bị kháng cáo, còn theo luật pháp Ukraine là 30 ngày. Trong khi bản án với Savchenko đã có hiệu lực từ ngày 5/4 thì bản án của Alexanderov và Yerofeev đến giữa tháng 5 mới có hiệu lực.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục