Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng đến Ba Lan năm tới
Triều Tiên thay thế một số ủy viên trong Quân ủy trung ương
Cố vấn an ninh Mỹ gặp Tập Cận Bình
Nước Anh khó có thể "miễn nhiễm" với khó khăn tại Trung Quốc
Lợi nhuận của các “đại gia” năng lượng Trung Quốc sụt giảm
Malaysia tất bật ngăn biểu tình chống thủ tướng
Tin thế giới đọc nhanh trưa 18-12-2015
- Cập nhật : 18/12/2015
Australia quyết không dừng tuần tra Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne hôm nay nói Canberra sẽ không chùn bước trước những lời cảnh báo của Bắc Kinh. Bà Payne cho rằng các chuyến bay định kỳ là một phần trong vai trò của Australia nhằm duy trì ổn định và an ninh khu vực. "Chúng tôi luôn di chuyển trên tinh thần xây dựng trong khu vực", Reuters dẫn lời bà nói.
Bộ Quốc phòng Australia hôm 15/12 nói một trong những máy bay nước này đã "tuần tra hàng hải định kỳ" trên Biển Đông trong khoảng 25/11 - 4/12, trong bối cảnh tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang bao trùm khu vực.
Động thái điều máy bay tuần tra này được đánh giá là thông điệp mà Canberra gửi tới Bắc Kinh, nêu rõ quan điểm rằng Australia không chấp nhận các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc, đồng thời phản đối việc nước này bồi đắp biến các bãi đá thành đảo nhân tạo trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Báo Global Times của Trung Quốc tuần này cũng sử dụng những ngôn từ cứng rắn, cảnh báo máy bay Australia có thể bị bắn hạ nếu tiếp tục tuần tra trên Biển Đông. "Mọi người cần luôn cẩn thận, nhưng thật tiếc nếu một ngày một máy bay rơi xuống từ trên trời và vô tình nó lại là máy bay Australia", bài xã luận trên báo viết.
Triều Tiên cảnh báo Mỹ về hậu quả 'không tưởng tượng được'
"Việc Mỹ kiên trì theo đuổi chính sách thù địch đã lỗi thời với DPRK (Triều Tiên) sẽ chỉ mang lại những hậu quả không thể tưởng tượng được, trái ngược với điều Mỹ mong muốn", KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong thông báo cuối ngày hôm qua.
Người này không nêu chi tiết về "những hậu quả không thể tưởng tượng", nhưng dọa Triều Tiên tiếp tục tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Lời cảnh báo là động thái đáp trả việc Mỹ tuần trước áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt sẽ "chỉ làm tăng cao tinh thần tự lực và nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ" của công nhân trong ngành công nghiệp vũ khí Triều Tiên, tăng tỷ lệ vật liệu dùng cho sản xuất vũ khí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói, đồng thời kêu gọi "ký hiệp ước hòa bình với Mỹ để chấm dứt chính sách thù địch, gốc rễ của mọi rắc rối".
Mỹ tuần trước áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính đối với 6 cá nhân Triều Tiên và một số công ty liên quan đến hoạt động phố biến vũ khí. Trong số này có cả Lực lượng Tên lửa Chiến lược Triều Tiên, đơn vị tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trong năm 2014, hai ngân hàng và ba công ty nghi buôn bán vũ khí, theo Bộ Tài chính Mỹ.
Mỹ còn cấm công dân hoặc công ty Mỹ tham gia giao dịch với những cá nhân, công ty trong danh sách, đóng băng mọi tài sản họ có ở nước này.
Trung Quốc triệu đại biện Mỹ, phản đối bán vũ khí cho Đài Loan
"Đài Loan là một phần không thể tách biệt của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan", Xinhuadẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Trịnh Trạch Quang, người triệu đại biện Mỹ Kaye Lee, nói.
Ông Trịnh cho rằng việc Mỹ thông qua thương vụ vũ khí là đi ngược lại luật quốc tế, tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại "nghiêm trọng" chủ quyền và an ninh Trung Quốc.
"Để bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, Trung Quốc vừa quyết định có những biện pháp cần thiết, trong đó có việc trừng phạt các công ty tham gia thương vụ vũ khí", ông Trịnh nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Raytheon RTN.N và Lockheed Martin là hai nhà thầu chính trong thương vụ vũ khí được thông qua hôm qua. Hiện chưa rõ hành động của Trung Quốc sẽ tác động đến các công ty này thế nào.
Năm 2013, Lockheed Martin ký một thỏa thuận với Reignwood Group, có trụ sở ở Thái Lan, nhằm xây dựng nhà máy điện ngoài khơi 10 megawatt nhằm cung cấp năng lượng cho một khu nghỉ dưỡng hạng sang mới trên đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc.
Nhật Bản và Indonesia bắt đầu đối thoại an ninh 2+2
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức đối thoại an ninh 2+2 với một nước thành viên ASEAN. Nội dung đối thoại chủ yếu tập trung về chuyển giao công nghệ quốc phòng từ Nhật Bản cho Indonesia.
Hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Indonesia ký thoả thuận tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước hồi tháng 3 vừa qua - Ảnh: AFP
Theo Kyodo News ngày 17-12, đối thoại 2+2 giữa Nhật Bản và Indonesia đã chính thức bắt đầu vào ngày hôm qua (16-12) tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản.
Tham dự đối thoại có Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Nhật Bản và Indonesia.
Theo các quan chức Nhật Bản, Tokyo hi vọng có thể thảo luận sâu hơn nữa với Indonesia về các giải pháp tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước. Trong đó bao gồm cả việc Nhật Bản sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực hàng hải cho phía Indonesia.
Nội dung đối thoại lần này cũng tập trung vào khả năng Nhật Bản đồng ý khởi động các cuộc đàm phán về chuyển giao trang thiết bị và công nghệ quốc phòng cho Indonesia hay không.
Một chủ đề khác có thể cũng được thảo luận là việc Indonesia muốn mua thuỷ phi cơ US-2 của Nhật Bản sử dụng trong các hoạt động cứu hộ trên biển, tuy nhiên khả năng hai bên có thể nhất trí về thương vụ này hay không vẫn còn đang được xem xét. Ngoài ra, các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận các biện pháp chống khủng bố.
Trước đó, tại cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 3 năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhất trí tổ chức đối thoại an ninh “2+2” giữa hai nước.
Đây là bước triển khai sau thoả thuận giữa ông Abe và người tiền nhiệm của ông Joko, là ông Susilo Bambang Yudhoyono, vào tháng 12-2013 về xúc tiến cơ chế đối thoại này. Được biết ngoài Indonesia, Nhật Bản đã tiến hành đối thoại “2+2” với 5 quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Anh và Australia.
Đây được xem như nỗ lực nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông.
Trong một diễn biến khác có liên quan vào ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cũng đã thông báo Jakarta đang có kế hoạch tăng cường năng lực phòng thủ trên quần đảo Natuna ở ngoài khơi biển Đông.
Dự kiến, một phi đội máy bay chiến đấu và hơn 1.000 binh sĩ sẽ được triển khai đến Natuna vào năm tới.
Lần thứ 33 Li-băng không bầu được Tổng thống
Ngày 16-12, Quốc hội Li-băng thất bại lần thứ 33 trong việc bầu chọn tổng thống, bất chấp các kỳ vọng về sự đồng thuận hình thành xung quanh chính trị gia Suleiman Franieh - người bạn nối khố của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
AFP cho biết Li-băng đã không có tổng thống từ tháng 5-2014 khi ông Michel Sleiman kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình bởi những người theo Công giáo, người Druze, người Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite không thể nhất trí về một ứng cử viên tổng thống.
Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, tổng thống của Li-băng luôn được chọn từ cộng đồng Công giáo Maronite, trong khi thủ tướng là người theo dòng Sunni và chủ tịch quốc hội là người Shiite.
Hãng thông tấn National News Agency đưa tin chủ tịch quốc hội Nabih Berri đã lên lịch cho phiên họp mới vào 7-1-2016 sau khi cuộc bầu chọn lần thứ 33 không đạt đủ yêu cầu 2/3 số nghị sĩ có mặt, tức 86/128 nghị sĩ.
Cuộc họp bỏ phiếu bầu tổng thống lần này chỉ có 45 nghị sĩ tham dự. Đầu tháng 12, số người ủng hộ chính trị gia Frangieh tăng cao hơn bao giờ hết, tuy nhiên cơ hội của ông trở nên mờ mịt sau cuộc bầu cử thất bại ngày 16-12.
Trong khi đó, nhật báo Al-Akhbar thân cận với phong trào hezbollah của dòng Shiite cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ ứng cử viên nào khác ngoài Michel Aoun - người đứng đầu phong trào Yêu nước tự do (FPM).
FPM là đồng minh của Hezbollah trong liên minh 8-3, đối lập với liên minh 14-3 vốn thân phương Tây. Ngoài ra, các tay súng của Hezbollah tham chiến trong cuộc chiến tranh ở Syria cũng hỗ trợ cho chính quyền ông Assad.