Theo tờ Business Insider, để trở thành một cường quốc ở Đông Á, Trung Quốc cần phải đối trọng lại các kho tàng của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương: Mỹ sẽ không “bỏ dở cuộc chơi” ở châu Á
- Cập nhật : 28/08/2015
(Tin kinh te)
Kể từ khi nhậm chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cách đây 3 tháng, Đô đốc Scott Swift đã liên tiếp có các chuyến thăm châu Á, nhất là tới các nước đồng minh của Washington. Ông hiểu rõ những quan ngại đang gia tăng trong khu vực liên quan đến sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Đô đốc Swift trả lời phỏng vấn của các nhà báo trong chuyến thăm Philippines hôm 17/7 vừa qua (Ảnh: VOA)
Các nước mà Đô đốc Swift đã tới thăm gồm có Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Malaysia, VOA đưa tin. Trong mỗi chuyến thăm, ông đều có cuộc gặp với người đồng cấp nước sở tại để trao đổi về những diễn biến trong khu vực, cũng như xu hướng tình hình tiếp theo.
Và một điều rất đáng chú ý là tại mỗi nơi, ông đều ghi nhận được “mối quan ngại sâu sắc” về những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, cả về quy mô lẫn mức độ.
“Tất cả các nước đều đã bày tỏ quan ngại và sự lo lắng của họ về những diến biến tiếp theo. Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là các nước phải cùng nhau hợp tác và đạt được nhận thức về những tuyên bố chủ quyền khác biệt trong khu vực theo phương thức tích cực”, Đô đốc Swift nhấn mạnh tại cuộc họp báo ở thủ đô Kualar Lumpur, Malaysia, ngày hôm qua (25/8).
Cũng theo vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, các nước trong khu vực “không được cho phép việc đe dọa hay sử dụng vũ lực, coi đây là đòn bẩy để giải quyết mâu thuẫn của các bên”.
Đô đốc Swift đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh nước Mỹ đang tìm cách trấn an các đồng minh về chiến lược xoay trục an ninh của mình, với quả quyết rằng Washington sẽ không “bỏ dở cuộc chơi” bất chấp sự phát triển lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.
Mỹ sẽ thiết lập các quan hệ đối tác chặt chẽ trong khu vực
Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên về sự hoài nghi của các đồng minh đối với những cam kết của Mỹ trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Đô đốc Swift khẳng định vấn đề không nằm ở phía Mỹ, mà ở sự mong mỏi nhiều hơn từ các nước trong khu vực.
“Đó không phải là sự chê trách đối với những gì mà Mỹ có thể làm trong việc điều chỉnh mục tiêu, mà là cảm giác lo lắng thực sự, như các bạn thấy là nhiều nước không biết tương lai sẽ như thế nào. Nhiều quốc gia trong số đó đã quay sang Mỹ để tìm kiếm "cứu cánh" cho sự ổn định trong khu vực, ít nhất đã được duy trì trong 70 năm qua”, ông nói.
Trong Báo cáo chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tuần trước, Lầu Năm Góc nêu rõ sẽ chuyển 60% tiềm lực hải quân và không quân tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Trong đó, Nhật Bản sẽ giữ vai trò nòng cốt với đảo Guam là căn cứ chiến lược trọng yếu.
Chiến lược an ninh hàng hải mới cũng khẳng định sẽ thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Ấn Độ; đồng thời tăng cường các hoạt động quân sự chung với Indonesia, Nhật Bản và Malaysia.
“Có hàng lô ví dụ để chứng minh rằng đó không chỉ là vấn đề về năng lực triển khai, mà còn cả về vấn đề khả năng”, Đô đốc Mỹ nói thêm.
Ông cũng không quên nhấn mạnh rằng Hạm đội Thái Bình Dương sẽ là “đơn vị đầu tiên phản ứng với bất kỳ tình huống nào xảy ra” trong khu vực.
Thời gian qua, hầu hết các nước trong khu vực đều bày tỏ đặc biệt quan ngại đối với những hành động gây hấn và xâm chiếm của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.
Thậm chí, sau khi bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm quyền kiểm soát quần đảo Scarborough/Hoàng Nham từ cuối năm 2011, Manila đã đã đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật biển.
Những hành động của Trung Quốc cũng khiến nhiều nước trong khu vực phải tìm cách mở rộng liên minh, “bấu víu” vào Mỹ hay đơn giản là âm thầm tự tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Các nước lo ngại những hành động gây hấn ngày càng ngang nhiên, trắng trợn và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn.
Mối lo đó càng tăng lên khi nước Mỹ, nguồn lực chính có thể đối trọng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, lại đang vướng vào các mâu thuẫn chính trị nội bộ, cuộc bầu cử Tổng thống đang tới gần và đặc biệt là sự chi phối của các vấn đề quốc tế nóng khác như căng thẳng với Nga, cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Trung Đông hay căng thẳng thường trực trên bán đảo Triều Tiên…
Cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực
Theo nhận định chung của giới chuyên gia quân sự, trong 5 năm tới, kho vũ khí ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ phình to gấp nhiều lần so với hiện nay và khu vực này cũng sẽ trở thành nơi tập trung nhiều hỏa lực mạnh của thế giới.
Đơn cử như Nhật Bản sẽ đón nhận USS America, một tàu tấn công hiện đại phục vụ cho các sứ mệnh của lực lượng không quân và là “cặp đôi” của tàu khu trục vỏ thép lớp Aegis phiên bản cải tiến mới nhất có tên là DDG-100.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng sẽ điều các phi đội máy bay chiến đấu F-35 tới đóng tại căn cứ trên đảo Iwakuni của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Mỹ triển khai các máy bay hiện này ra nước ngoài.
Chưa hết, Hải quân Mỹ cũng đã lên kế hoạch đưa một tàu ngầm tấn công và hai tàu ngầm lớp Virginia tới đảo Guam, một vùng lãnh thổ của Mỹ cách Nhật Bản và Philippines 2.500km.
Tuy nhiên, để “làm giảm những nhân tố bất ổn có thể xảy ra trong khu vực”, Đô đốc Swift cũng bày tỏ mong muốn sẽ mở rộng hợp tác với Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.
Báo cáo chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương năm 2015 dành một phần đáng kể nội dung đề cập đến các hoạt động gần đây của Trung Quốc. Báo cáo chỉ rõ Bắc Kinh “đang kiên định tiến hành một loạt bước đi nhỏ với cấp độ tăng dần hòng tăng cường kiểm soát hiệu quả đối với các vùng biển tranh chấp và tránh kích động leo thang thành xung đột quân sự”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, bao gồm cả các phần thuộc chủ quyền của các nước khác trong khu vực, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Nước này cũng cáo buộc Mỹ gây căng thẳng trong khu vực, nhất là tại Biển Đông, một trong các vùng biển giàu tài nguyên và là tuyến giao thương hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Các chuyên gia lo ngại với các hành động bành trướng của Trung Quốc và chính sách xoay trục của Mỹ, những tranh chấp lãnh hải ở châu Á và căng thẳng ở khu vực này sẽ ngày càng gia tăng và kéo dài. Một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực là khó tránh hỏi song chắc chắn sẽ không dẫn đến xung đột quân sư.
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn điều này không xảy ra, Mỹ cần phải có một chính sách đối ngoại thực tế hơn, dựa trên sự can dự sâu rộng, quyền lực rộng lớn và những nguyên tắc bất di bất dịch.