Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN khẳng định quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015; mặc dù ASEAN đang phải đối mặt với những biến động kinh tế khu vực và toàn cầu.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 28-08-2015
- Cập nhật : 28/08/2015
Người Mỹ ủng hộ ông Joe Biden làm Tổng thống
Cụ thể, ông Biden có thể dẫn trước tỷ phú bất động sản Donald Trump với tỷ lệ 48% - 40%, dẫn trước cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush 6% (45% so với 39%), và vượt Thượng nghị sỹ Marco Rubio 3% (44% so với 41%). Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Hillary chỉ đánh bại tỷ phú Trump với tỷ lệ 45% so với 41%, dẫn trước nghị sỹ Bush với tỷ lệ 42% - 40% và vượt nghị sỹ Rubio với tỷ lệ 44% - 43%.
Cũng theo khảo sát này, 83% nghị sỹ Dân chủ cho rằng ông Biden nhận được nhiều ủng hộ hơn, tỷ lệ này đối với bà Hillary là 76%, và với Thượng nghị sỹ Dân chủ Sanders là 54%.
Tuy nhiên tin tốt cho cựu Ngoại trưởng Hillary là bà vẫn là ứng viên dẫn đầu trong cuộc chạy đua trở thành đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống. Cụ thể, 45% nghị sỹ Dân chủ được khảo sát lựa chọn bà Hillary, 22% chọn nghị sỹ Sanders, 18% chọn Phó Tổng thống Biden.
Những câu hỏi xung quanh vấn đề mail cá nhân của bà Hillary trong thời gian đương nhiệm tuy nhiên cũng gây những trở ngại cho chiến dịch vận động tranh cử, tạo cơ hội cho ông Biden – người sẽ quyết định có tham gia tranh cử hay không vào ngày 1/10 tới.
Sau khủng hoảng, Hàn Quốc tăng chi tiêu quốc phòng
Công bố trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận 6 điểm liên quan đến khủng hoảng biên giới liên Triều gần đây
Thống đốc BoJ: Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn vững
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại trong những năm trở lại đây so với mức tăng hai con số trong quá khứ, song Thống đốc Kuroda nhận định kinh tế Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng 6-7% trong năm nay và năm tới.
Bên cạnh đó, nhịp độ tăng trưởng “khiêm tốn của người khổng lồ châu Á” cũng sẽ không tác động đến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản nhiều như các nền kinh tế châu Á khác.
Theo ông Kuroda, Trung Quốc đang chuyển đổi mô hình kinh tế từ chỗ dựa chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu sang dựa nhiều hơn vào nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sự thay đổi này có thể khiến nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, nhất là từ các nước Đông Nam Á sụt giảm.
Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ không bị ảnh hưởng, khi họ xuất sang Trung Quốc nhiều trang thiết bị sản xuất và đây là thế mạnh cạnh tranh của “xứ hoa anh đào.”
Bên cạnh đó, ông Kuroda còn hoan nghênh những nỗ lực gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) trong việc hỗ trợ nền kinh tế và cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với GDP của đại lục.
Ngày 25/8, PBoC đã hạ tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lần thứ hai trong hai tháng, để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc bác tin điều quân đến biên giới khi liên Triều căng thẳng
Hình ảnh được cho là chụp một khẩu pháo phòng không tự hành PGZ-95 tại Diên Cát, Diên Biên. Ảnh: Weibo
Hình ảnh được chia sẻ trên trang các web Trung Quốc cuối tuần qua dường như cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa thêm xe tăng đến thành phố biên giới Diên Biên.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết những thông tin này là "không đúng sự thật và hoàn toàn bị thổi phồng".
"Hiện nay, tình hình biên giới Trung - Triều nhìn chung ổn định. Lực lượng biên phòng Trung Quốc duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu và các hoạt động huấn luyện như bình thường", Reuters dẫn lời ông Dương, nói trong cuộc họp báo hàng tháng.
Triều Tiên và Hàn Quốc tuần này thống nhất chấm dứt căng thẳng tại một trong những biên giới được quân sự hóa mạnh nhất thế giới.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và đồng minh duy nhất của Triều Tiên, nhưng một loạt các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng đã làm Bắc Kinh tức giận. Quan hệ hai bên cũng căng thẳng bởi những người trốn khỏi Triều Tiên hoặc lính đào ngũ bị nghi gây ra những vụ sát hại công dân Trung Quốc ở biên giới hai nước. Sông Đồ Môn ngăn cách Trung - Triều là tuyến đường nhiều người Triều Tiên chọn để trốn khỏi nước này.
Hi Lạp có nữ thủ tướng đầu tiên
Tổng thống Hi Lạp bổ nhiệm bà Vassiliki Thanou, 65 tuổi, người đứng đầu Tòa án tối cao nước này, tạm giữ cương vị thủ tướng thay cho ông Tsipras từ chức tuần trước.
Bà Vassiliki Thanou tạm giữ chức thủ tướng Hi Lạp cho tới khi có kết quả đợt bầu cử mới ngày 20-9 - Ảnh: CBS
Theo DW (Đức), việc bà Vassiliki Thanou trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị thủ tướng tại Hi Lạp được quyết định sau khi các đảng phái lớn nhất của Hi Lạp không thể đạt được một thỏa thuận thành lập chính phủ.
Thực tiễn buộc Tổng thống Hi Lạp Prokopis Pavlopoulos ngày 27-8 phải bổ nhiệm bà Vassiliki Thanou tạm giữ cương vị điều hành chính phủ cho tới khi có kết quả bầu cử mới diễn ra ngày 20-9 tới.
Tuần trước, ông Alexis Tsipras đệ đơn từ chức sau bảy tháng tại nhiệm dưới áp lực phản đối từ chính nội bộ Đảng Syriza của ông sau khi Hi Lạp chấp nhận vay gói nợ thứ ba.
Ông Tsipras hi vọng cuộc bầu cử ngày 20-9 sẽ giúp ông giành chiến thắng và có thêm sự ủng hộ về gói nợ vừa được giải ngân một phần.
Dù vậy, thực tế chưa biết ông Tsipras có nhận được đủ số phiếu để độc lập điều hành chính phủ không hay sẽ phải liên minh với các đảng khác.Người cộng sự một thời của cựu thủ tướng Tsipras, cựu bộ trưởng tài chính Yannis Varoufakis, cho biết ông sẽ không tham gia những cuộc bầu cử “buồn tẻ” nữa.
Bà Vassiliki Thanou sinh năm 1950 tại Chalkida, Hy Lạp. Sau khi tốt nghiệp trường Luật Athens, bà bắt đầu làm việc tại sở Tư pháp Hy Lạp vào năm 1975. Quá trình thăng tiến của bà diễn ra rất nhanh sau đó:
Năm 1992, bà trở thành Chủ tịch Toà án sơ thẩm. Năm 2005, bà trở thành Chủ tịch Toà án phúc thẩm. Năm 2014, bà trở thành Phó chủ tịch Toà án Tối cao.
Ngày 1-7-2015, bà chính thức trở thành Chánh án Toà án Tối cao với sự bổ nhiệm của Bộ trưởng Tư pháp Hy Lạp Nikos Paraskevopoulos.
Bên cạnh những chức vụ trong Toà án, bà cũng dạy Luật Dân sự tại Trường Quốc gia Magistrates.