Ngày 1-1, chính quyền Nga tuyên bố kiện Ukraine theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin để đòi số tiền 3 tỷ USD mà Kiev không chịu trả.
Trung Quốc và chiến lược hàng hải “diệt thân”
- Cập nhật : 27/08/2015
(Tin kinh te)
Bài viết đăng trên tờ Project Syndicate nhận định Trung Quốc đang tự "hại thân" khi theo đuổi chính sách hàng hải rủi ro trên Biển Đông.
Để chứng minh sự bất hợp tác, Trung Quốc tăng cường các động thái để củng cố bá quyền tại Biển Đông.
Một lần nữa, các tuyên bố chủ quyền và hoạt động cải tạo đất trên đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông làm lại nóng bàn đàm phán của các lãnh đạo ASEAN. Lần này là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Và lại một lần nữa, Trung Quốc đạp đổ mọi nỗ lực đi đến một hiệp định đa phương – thỏa thuận hứa hẹn sẽ đặt dấu chấm hết cho bế tắc dai dẳng về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Trớ trêu thay, lập trường này lại đang đe dọa lợi ích của bản thân Trung Quốc hơn tất thảy các nước khác.
Để chứng minh sự bất hợp tác, Trung Quốc tăng cường các động thái để củng cố bá quyền tại Biển Đông. Tiền trảm hậu tấu để biến tình hình tại đây thành "sự đã rồi", Trung Quốc tích cực nạo vét và cải tạo công trình trên nhiều rạn san hô và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV).
Ngoài ra, Bắc Kinh triển khai tàu quân sự và bán quân sự cùng và máy bay chiến đấu đến khu vực, đe dọa sự tự do hàng hải - điều mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đanh thép phản đối trong hội nghị tại Kuala Lumpur.
Không chỉ bằng lời nói, Mỹ thể hiện lập trường bất bình qua hành động. Chính quyền Washington khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra cả trên biển và trên không trong lãnh hải và không phận mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Mỹ cũng tính đết hợp tác quân sự đa phương với Nhật Bản và Úc, nhằm mục đích ghìm cương Trung Quốc. Và mặc dù Mỹ không ra mặt hỗ trợ Philippines trong vụ kiện cáo buộc Trung Quốc vi phạm Công ước Luật biển, nước này đang "ngầm" chống lưng mọi quốc gia đồng minh của Philippines.
Đương nhiên, Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Á, Tây Thái Bình Dương được lợi khi tuyến hải trình trên Biển Đông được thông thoáng và ổn định.
Một Biển Đông dậy sóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu. Đặc biệt là dòng vận chuyển dầu và khí thiên nhiên từ Vịnh Ba Tư tới thị trường châu Á.
Tuy nhiên, chính Trung Quốc – nước đang liều lĩnh đánh bạc với an ninh khu vực – sẽ là phía chịu thiệt hại nặng nền nhất.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào tụ điểm công nghiệp – sản xuất tại phía Nam, cũng là con át chủ bài trong ngành xuất khẩu. Hàng hóa được tập kết tại các cảng ở Hong Kong, Thâm Quyến và Quảng Châu.
Khi xuất khẩu đóng góp tới 40% GDP của Trung Quốc, bất ổn trên Biển Đông có thể "siết nghẹt" nền kinh tế.
Trong khi đó, tất cả các nước khác trong khu vực - ngoại trừ Trung Quốc - đều có tuyến đường thay thế trong trường hợp xung đột xảy ra. Ví dụ như tuyến đường biển chạy vòng mạn phía Nam của Indonesia, qua đảo Lombok, vịnh Sape, hoặc Eo Ombai, Eo Makassar và Biển Philippines.
Các tuyến thay thế có độ dài nhỉnh hơn, nhưng không đáng kể. Thêm vào đó, chúng là các tuyến đường hoàn toàn tự do và bình ổn. Tàu thuyền có thể tránh điểm nóng về cướp biển là Eo Malacca.
Trong khi các tuyến vận chuyển trên Biển Đông đóng vai trò sống còn đối với Trung Quốc, chúng lại không có ý nghĩa nhiều về mặt lợi ích kinh tế đối với Mỹ hay Nhật Bản.
Từ đó, các nước này sẵn sàng thắt vòng "kim cô" đối với Bắc Kinh qua các hoạt động phô diễn sức mạnh hải quân, chứng minh khả năng ngăn chặn sự kết nối của Trung Quốc với tuyến vận chuyển hàng hải.
Trên tinh thần của các đợt cứu trợ thiên tai, nỗ lực chống khủng bố hoặc hợp tác an ninh phi truyền thống, Mỹ và Nhật Bản có thể thường xuyên điều động đội tàu làm nhiệm vụ tuần tra, đôi lúc triển khai các tàu quy mô lớn như tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ.
Đương nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đều không trông đợi một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc. Nhưng phải có nước nào đó hành động để gửi đi thông điệp: Các hoạt động xáo trộn Biển Đông đang phương hại nhiều nhất đến lợi ích của chính Bắc Kinh.
Vì Nhật và Mỹ không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cũng không khai thác lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên tại đây, họ là hai nhân tố khách quan nhất trong việc đối trọng với Trung Quốc, hy vọng thuyết phục thành công nước này đi đến một thỏa thuận an ninh đa phương.