Trung Quốc tuyên bố không liều lĩnh dùng vũ lực ở Biển Đông
Nga lập đường dây liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, Israel
Chủ tịch Hạ viện Brazil bị tố có quỹ đen tới 16 triệu USD
Hàng loạt chuyên gia, nhà khoa học Ấn Độ chết bí ẩn
Hàn Quốc có thể gia nhập TPP?
Tin thế giới đọc nhanh trưa 07-02-2016
- Cập nhật : 07/02/2016
Trung Quốc liên tục thách thức máy bay tuần tra của Úc trên Biển Đông
Tư lệnh Không quân Úc, đại tướng Leo Davies cho biết Trung Quốc liên tục xua đuổi và thách thức những chuyến bay tuần tra của Úc trên Biển Đông.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật bị dọa ‘dội bom’
Phái cực đoan cánh tả Nhật Bản có kế hoạch tấn công hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 5 tại thành phố Shima, hãng tin Kyodo ngày 5.2 dẫn nguồn tin cảnh sát.
Đặc biệt, trong số ra mới nhất của báo Kakurokyo, cơ quan của một trong những tổ chức cánh tả hàng đầu có đề cập đến nhiệm vụ chủ yếu trong năm nay là “dội bom” hội nghị thượng đỉnh G7. Dĩ nhiên, từ ngữ có thể được hiểu mập mờ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng cảnh sát cho rằng đây là mối đe dọa không thể xem thường và nhận định nhóm khủng bố cánh tả phi pháp có tên gọi Quân đội cách mạng sẽ thực hiện mối đe dọa này.
Lần gần đây nhất xảy ra vụ việc liên quan tới nhóm này là vào tháng 4 năm ngoái, khi một tên lửa tự chế được phóng vào căn cứ quân sự Zama của Mỹ ở tỉnh Kanagawa tiếp giáp với Tokyo. Nhóm Quân đội cách mạng cũng nhận trách nhiệm về vụ pháo kích căn cứ không quân Mỹ Yokota nằm trong thủ đô Nhật Bản. Trong cả hai trường hợp đều không xảy ra thương vong.
Cảnh sát cũng nêu giả thuyết, trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh, các phần tử cực đoan có thể tổ chức những cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ hoặc của Nhật Bản.
Nước Nga sẽ khổ sở hơn vì giá dầu
Để hiểu thêm về việc người Nga đang ra sao giữa lúc giá dầu Brent ngày càng lao dốc, hãy nhìn vào chỉ số Nghèo khổ, thước đo lấy tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, của nước này, theo Bloomberg.
Quả ngọt của Tổng thống Putin ở Syria
Ngày 5/2, dưới sự yểm trợ mạnh mẽ về hỏa lực từ các máy bay chiến đấu Nga, quân đội chính phủ Syria và các đồng minh đã cắt đứt tuyến đường tiếp tế quan trọng từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Aleppo, căn cứ địa chiến lược của phe nổi dậy, đẩy lực lượng này vào tình thế khó khăn nhất từ trước tới nay, theo Business Insider.
Các chiến binh nổi dậy cho biết chỉ trong 24h qua, họ phải hứng chịu hơn 200 lượt không kích của máy bay Nga. Sau hai ngày Nga thực hiện chiến dịch không kích dữ dội chưa từng có, quân đội chính phủ Syria đã chiếm thêm được một số ngôi làng ở ngoại ô Aleppo, khiến nhiều người tin rằng thành phố chiến lược này sẽ sớm bị bao vây hoàn toàn.
Nếu để mất Aleppo, thành phố lớn nhất nằm dưới quyền kiểm soát của phe nổi dậy, lực lượng này sẽ phải hứng chịu cú đòn mang tính quyết định sau gần 5 năm thực hiện cuộc chiến chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Phe nổi dậy đã kiểm soát Aleppo từ năm 2012, khiến tình báo Mỹ nhận định rằng họ cuối cùng sẽ lật đổ được chính phủ của ông Assad.
Thế nhưng bằng chiến dịch can thiệp quân sự của mình, Nga đã giúp quân đội Syria đứng vững và dần dần lấy lại các vùng lãnh thổ bị mất. Đòn không kích dữ dội của Nga đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân trên chiến trường, mang lại lợi thế đáng kể cho quân đội chính phủ trong những tuần gần đây.Với việc áp sáp Aleppo, quân đội Syria cũng đã phá vỡ vòng vây của phe nổi dậy tại hai làng Nubl và Zahra, vốn bị vây hãm suốt ba năm qua và phải sống nhờ vào nguồn thực phẩm được tiếp tế bằng dù thả từ máy bay.
"Quân nổi dậy đang mất lãnh thổ theo từng phút. Chúng tôi dự đoán sẽ có một thảm họa nhân đạo khủng khiếp", Rae McGrath, giám đốc phụ trách khu vực miền bắc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ của tổ chức cứu trợ nhân đạo Mercy Corps, cho hay. "Có rất nhiều người dân ở Aleppo đang tháo chạy. Đây chắc chắn là tình cảnh tệ hại nhất mà chúng tôi từng chứng kiến kể từ đầu cuộc chiến".
Theo giới phân tích và các nhà ngoại giao, chiến thắng của quân đội chính phủ Syria ở Aleppo sẽ là "quả ngọt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau nhiều tháng trời can thiệp quân sự ở Syria.Chiến thắng này sẽ được Nga coi như một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng lớn của mình ở Trung Đông. Với thắng lợi này, ông Putin sẽ gần thêm một bước tới kết cục của cuộc chiến, nơi phe nổi dậy hoàn toàn bị quân đội chính phủ Syria đánh bại, và Moscow sẽ tiếp tục được quyền duy trì các căn cứ hải quân, không quân của mình ở Syria.
Chiến thắng ở Aleppo cũng sẽ giúp ông Putin nâng cao đang kể tinh thần của người dân trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn vì giá dầu liên tục lao dốc. "Chiến thắng quân sự này sẽ là một khoảnh khắc quyền lực lớn, một biểu tượng cho sức mạnh quân đội, và sẽ được dùng để tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ Nga", ông Stepan Goncharov, chuyên gia thuộc Trung tâm Levada, nhận định.
"Mục tiêu cuối cùng của ông Putin là khôi phục địa vị siêu cường của Nga. Syria là một phần trong chính sách đối ngoại của Nga và di sản của bản thân ông Putin. Syria là nơi mà những điều này sẽ được định đoạt", Dmitry Trenin, cựu đại tá quân đội Nga, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, nhấn mạnh.
Chỉ huy tác chiến của Al Qaeda ở Yemen bị tiêu diệt
Baleedi khi đó đang đi trên xe cùng hai phiến quân khác ở tỉnh Abyan hôm 4/2, Reuters dẫn tin từ người dân địa phương cho biết hôm nay.
Chi nhánh Al Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP) cũng đăng tải thông báo về cái chết của tên này trên mạng xã hội.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn với cộng đồng Hồi giáo của mình và đặc biệt là các đồng đội ở Yemen về sự ra đi của chỉ huy Jalal Baleedi al-Marqishi, người thiệt mạng trong cuộc không kích", thông báo của phiến quân cho hay.
Baleedi là kẻ chịu trách nhiệm về hoạt động chiến đấu của al Qaeda và từng bị Mỹ treo thưởng 5 triệu USD cho người tiêu diệt được hắn. Mỹ vẫn đang tăng cường các cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào những nhóm phiến quân ở Yemen.
Nhóm khủng bố al Qaeda được cho là đang ganh đua ảnh hưởng với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bằng các vụ tấn công ở một số nước phương Tây.