Ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ tên lửa với Trung Quốc
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa
Ngoại trưởng Syria: Nước ngoài xâm lược Syria sẽ ra về trong quan tài
Iran nói Ả Rập Xê Út đưa bộ binh sang Syria là 'tự sát'
Somali xác nhận máy bay chở khách bị đánh bom
Tin thế giới đọc nhanh tối 06-02-2016
- Cập nhật : 06/02/2016
Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật lớn ở đảo tiền tiêu
Khoảng 1.000 binh sĩ, 40 pháo tự hành K-9, xe tăng, xe tác chiến thủy bộ lưỡng dụng, trực thăng Cobra và pháo duyên hải tham gia tập trận tại các vùng biển gần đảo Baeknyeong và Yeonpyeong. Theo Chosun Ilbo, hoạt động nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng lặp lại vụ nã pháo năm 2010.
Các khẩu pháo phòng không Vulcan được huy động để tập bắn hạ thiết bị bay không người lái của Triều Tiên. Trực thăng Cobra, xuồng cao tốc có thể bơm phồng và xe bọc thép tập trận mô phỏng theo kịch bản Triều Tiên tấn công các đảo tiền tiêu.
Các cuộc tập trận nhằm thể hiện quyết tâm của quân đội, không dung thứ các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và nâng cao khả năng hợp tác giữa các nhánh của quân đội, hội đồng tham mưu trưởng liên quân cho biết.
Hải quân Hàn Quốc đồng thời tiến hành các cuộc tập trận tương tự ở các bờ biển phía đông và tây của nước này, với khoảng 20 tàu chiến và 10 máy bay chiến đấu. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ hôm qua cũng tới Hàn Quốc để tham gia một cuộc tập trận chung.
Đầu tuần này, Bình Nhưỡng thông báo với các cơ quan Liên Hợp Quốc về kế hoạch phóng một vệ tinh quan sát khác vào quỹ đạo trong khung thời gian từ 8/2 đến 25/2. Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho biết sẽ bắn rơi tên lửa Triều Tiên nếu nó đe dọa lãnh thổ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng tên lửa do hành động này sẽ vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về công nghệ tên lửa.
'Hễ Úc tuần tra biển Đông là Trung Quốc thách thức'
Chỉ huy Không quân Úc nói rằng việc tăng tần số cảnh báo là do hoạt động xây đảo nhân tạo và các công trình trái phép của Trung Quốc. "Bởi Trung Quốc đã tiến hành việc cải tạo nên sự hiện diện của nước này ngày càng tăng".
Máy bay AP-3C Orion của Không quân Hoàng gia Úc. (Ảnh: SBS)
“Mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ngày càng không chắc chắn“
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và cựu lãnh đạo chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu trong cuộc gặp lịch sử tại Singapore ngày 7/11/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hai quan chức trên đã trao đổi quan điểm về mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.
Ông Trương Chí Quân nhấn mạnh rằng với việc tuân thủ Thỏa thuận 1992, Trung Quốc và Đài Loan đã duy trì được hòa bình và ổn định, đồng thời sự phát triển quan hệ giữa hai bên trong suốt 8 năm qua đã có nhiều thành quả.
Ông cũng khẳng định, Thỏa thuận 1992, với tư tưởng cốt lõi "hai bên đều thuộc về một Trung Quốc," đã giúp cho Bắc Kinh và Đài Bắc duy trì được tình hình hiện tại.
Ông nói: "Hiện tại, mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đang rất nhạy cảm và phức tạp, với một tương lai ngày càng không chắc chắn."
Lãnh đạo phía Trung Quốc cho rằng giới chức hai bên cùng có trách nhiệm bảo vệ bản thỏa thuận cũng như sự phát triển hòa bình của mối quan hệ Trung-Đài, đồng thời củng cố các thành quả đã đạt được.
Ông hy vọng Bắc Kinh và Đài Bắc sẽ tăng cường đối thoại, kiểm soát rủi ro, cùng cố gắng cho sự phát triển của mối quan hệ hai bờ eo biển, cũng như sự thịnh vượng của nhân dân hai bên
Phe đối lập Syria sắp thất thủ
Báo Washington Post (Mỹ) ngày 4-2 cho biết lực lượng phe đối lập đang bị bao vây ở TP Aleppo (bắc Syria) vì Nga không kích dữ dội.
Nga tăng cường không kích khu vực này hai ngày qua. Trong vòng 24 giờ qua phe đối lập đã hứng chịu hơn 200 trận không kích từ Nga và cả từ quân chính phủ Syria.
Nhờ sự hỗ trợ của Nga, quân chính phủ Syria đã phong tỏa được tuyến đường tiếp tế chính cho phe đối lập Syria từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong ngày, quân chính phủ tiếp tục chiếm thêm một số làng mạc quanh TP Aleppo. Hai căn cứ Nubl và Zahra mà phe đối lập kiểm soát ba năm qua cũng vừa rơi vào tay quân chính phủ ngày 3-2. Trước đó nữa phe đối lập cũng mất nhiều TP, thị trấn về tay quân chính phủ và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Abdul Salam Abdul Razzak, một người phát ngôn phe đối lập dự báo tình hình sẽ còn căng hơn trong vài ngày tới và theo chiều hướng bất lợi cho phe đối lập.
Tình hình này làm dấy lên lo ngại phe đối lập sẽ sớm mất TP Aleppo về phe chính phủ. Mất TP Aleppo - TP lớn nhất Syria và là cứ điểm quan trọng nhất của phe đối lập Syria – sẽ là một tổn thất rất nặng của phe đối lập và mang tính quyết định đến kết quả cuộc nội chiến năm năm qua ở Syria.
Việc phe đối lập kiểm soát phần lớn TP Aleppo từ năm 2012 đã khiến tình báo Mỹ ra đánh giá phe đối lập rồi sẽ lật đổ được chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên tình thế lại xoay chuyển theo chiều hướng bất lợi cho phe đối lập khi chính phủ Syria được trợ giúp của Nga (không kích) và Iran (lính đánh bộ), đặc biệt bất lợi trong vài tuần gần đây.
Trong ngày 4-2, Bộ Quốc phòng Saudi Arabia cho biết sẵn sàng đưa quân vào Syria với hình thức đánh IS nếu Mỹ quyết định đánh. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về việc này.
Các diễn biến chiến sự mới dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới ở Syria. Việc TP Aleppo bị bao vây có thể dẫn đến việc hàng trăm ngàn người dân TP sẽ bị cô lập. Trước đó nữa, LHQ cũng không có cách nào tiếp cận giúp đỡ người dân trong các khu vực phe đối lập kiểm soát và chính phủ phong tỏa.
“Lực lượng đối lập đang bị thu hẹp từng phút, sẽ có một bi kịch nhân đạo xảy ra, bi kịch lớn nhất kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu.” – Washington Post dẫn lời ông Rae McGrath, Giám đốc chiến dịch nhân đạo ở bắc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc tổ chức nhân đạo Mercy Corps.
Phát biểu tại hội nghị quyên góp cho Syria diễn ra ở Anh ngày 4-2, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết khoảng 10.000 người Syria đang tập trung ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ đợi được sang Thổ Nhĩ Kỳ, 70.000 người Syria nữa đang trên đường đến biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị quyên góp cho Syria ở Anh ngày 4-2 đã quyên được hơn 10 tỉ USD hỗ trợ nhân đạo Syria, vượt chỉ tiêu đề ra một tỉ USD.
NATO: Nga từng mô phỏng 'chiến tranh hạt nhân' chống Thụy Điển
"Nhằm củng cố sức mạnh quân sự, mức độ đầu tư của Nga trong cuộc diễn tập quân sự đạt đến đỉnh cao kể từ Chiến tranh lạnh", Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO, đã viết trong báo cáo thường niên năm 2015.
"Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành ít nhất 18 trận diễn tập quy mô lớn, một số trận có hơn 100.000 binh sĩ tham gia. Những bài diễn tập này bao gồm các cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng với đồng minh NATO và các đối tác, trong đó có mô phỏng cuộc tấn công vào Thụy Điển vào tháng 3-2013," vị này nói thêm.
Hai máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 được hộ tống bởi bốn máy bay chiến đấu Sukoi Su-27 vượt qua Vịnh Phần Lan và đến hòn đảo Gotland, cách Stockholm 100 dặm, hôm 29-3-2013. Hai máy bay "đi lạc" diễn tập một vụ đánh bom giả định vào một căn cứ quân sự ở miền nam Thụy Điển và trụ sở của cơ quan tình báo tín hiệu Thụy Điển bên ngoài Stockholm.