Nga bắt 7 thành viên IS âm mưu đánh bom Moscow
Uy lực sát thủ diệt hạm SM-6 mới của hải quân Mỹ
Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng plutonium
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Mỹ vì bình luận về người Kurd ở Syria
Iraq giành lại tuyến đường Ramadi - Baghdad từ IS
Tin thế giới đọc nhanh 08-02-2016
- Cập nhật : 08/02/2016
Ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ tên lửa với Trung Quốc
Bản thỏa thuận tên lửa với Trung Quốc giúp Thổ Nhĩ Kỳ đã có tiếng nói lớn hơn trong khối NATO. Ảnh minh họa: CNBC Africa
Năm 2013, khi Thổ Nhĩ Kỳ công khai ý định mua một hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng Ankara đang xa rời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, nếu đặt mình vào địa vị của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh phương Tây sẽ hiểu động cơ thực sự của nước này là gì, theo Defense One.
Chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa trị giá 3,4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ từng gây nhiều tranh cãi khi họ chọn đối tác là Tập đoàn Quốc doanh Xuất Nhập khẩu Cơ khí Chính xác Trung Quốc. Chiến thắng bất ngờ của Trung Quốc trước những đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ, châu Âu hay Nga khiến Washington và các quan chức NATO không khỏi quan ngại về vấn đề an ninh và tính tương thích của nó với hệ thống vũ khí trong NATO.
Tiến sĩ Mustafa Kibaroglu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế từ Đại học MEF, Istanbul, cho rằng thỏa thuận với Trung Quốc khi đó dường như là một trong nhiều dấu hiệu chệch hướng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.
Học giả Michael J. Koplow trong bài viết trên trang Foreign Affairs đã liệt kê một loạt "hành vi khiêu khích" của Thổ Nhĩ Kỳ, từ bỏ phiếu chống các biện pháp trừng phạt Iran, chần chừ lắp đặt radar dải tần X của NATO trên lãnh thổ, từ chối bình thường hóa quan hệ với Israel đến gây khó khăn cho các nỗ lực chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ nhằm ngăn chặn sự bành trướng của "các nhóm cực đoan chống phương Tây" ở Syria.
Tuy nhiên, bản thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa từ Trung Quốc của Thổ Nhĩ Kỳ là thứ khiến các đồng minh phương Tây lo lắng hơn cả. Theo ông Koplow, cân nhắc phương án mua một hệ thống không thể tích hợp vào lá chắn phòng thủ tên lửa chung của NATO chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ không hề đoái hoài tới những biện pháp trừng phạt từ Mỹ.
Giới phân tích nhận định, Ankara thực tế không có ý định và cũng không có tiềm lực để chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn khi tách khỏi cấu trúc phòng thủ của NATO. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ lên kế hoạch đánh giá sức mua để tìm cách tự phát triển hệ thống phòng thủ tầm xa và tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thẳng thắn bộc lộ ý định này. Họ liên tục nhấn mạnh về việc đối tác Trung Quốc chào giá thấp hơn với các điều kiện chuyển giao công nghệ hợp lý.
Chuyên gia Selim C. Sazak thuộc Chương trình Chính sách Đối ngoại của Quỹ Thế kỷ cho rằng động thái này không chỉ khiến các đồng minh xuyên Đại Tây Dương bất ngờ mà nó còn nhất quán với chiến lược công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đầu năm nay cho hay ông có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị quân sự nước ngoài với hàng loạt kế hoạch cũng như dự án đang triển khai và sẽ được thực hiện tới năm 2023.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đầu tư mạnh tay cho các hệ thống tên lửa và khí tài bộ binh nội địa, từ xe tăng chiến đấu Altay đến tàu chiến ven biển MILGEM hay tiêm kích thế hệ 5 TFX, cùng một số dự án hợp tác chung như chương trình nội địa hóa trực thăng Sikorsky S-70 Black Hawk.
Ankara tin rằng hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của họ với Trung Quốc sẽ diễn ra thuận lợi. Tình hình an ninh đang xấu đi ở Syria và Iraq cũng là lý do chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải tăng cường năng lực phòng không.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của liên minh NATO và vẫn ăn sâu bám rễ vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng xuyên Đại Tây Dương. Các nhà thầu phương Tây từ lâu đã có mối quan hệ lâu dài với những đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện ở nhiều bản hợp đồng lớn, điển hình như chương trình F-16 trị giá 7,4 tỷ USD ký với Lockheed. Vì thế, Ankara cho rằng các đồng minh phương Tây sẽ dễ dàng chấp thuận việc ký kết của họ chứ không phải biến nó thành khủng hoảng nội bộ NATO.
Tiến trình đàm phán giữa Ankara và Bắc Kinh không hề dễ dàng. Cứ khi nào Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây gần đạt được tiếng nói chung thì lại có diễn biến mới xảy ra ở khu vực.
Tháng 12/2014, trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy quá trình thảo luận về điều kiện chuyển giao công nghệ với Trung Quốc, đồng thời mở lại đàm phán với Mỹ và châu Âu thì Washington quyết định viện trợ quân sự và nhân đạo cho lực lượng người Kurd ở Kobani đánh Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mùa hè năm ngoái, các phiên thương thảo với Trung Quốc lại bị ngưng trệ vì Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây tiếp tục bất đồng về cách phản ứng thích hợp trên mặt trận chống IS sau cuộc tấn công lần hai của lực lượng người Kurd nhằm vào các mục tiêu IS ở Kobani.
Ngày 19/7, với sự hỗ trợ của liên quân, dân quân người Kurd tái chiếm Kobani. 10 ngày sau, trong chuyến công du Bắc Kinh, ông Erdogan khẳng định vẫn ủng hộ thỏa thuận với Trung Quốc. Ngày 15/8, Mỹ phản ứng bằng cách rút tổ hợp tên lửa phòng không Patriot khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Khúc mắc tồn tại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây không phải vì giá cả hay uy lực của hệ thống triển khai mà nằm ở chính những phản ứng của Ankara đối với cách phương Tây nhìn nhận các lợi ích chính đáng mà Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi.
Trong liên minh NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò là thành viên nhưng dường như lại không thể tham gia sâu vào các phiên thảo luận. Và khi Ankara phàn nàn về điều này, các đồng minh phương Tây lại xem họ như cái gai trong liên minh xuyên Đại Tây Dương. Có lẽ cả Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây đã hiểu sai về nhau, theo Defense One.
Điều Thổ Nhĩ Kỳ muốn là tìm ra một lối thoát hợp lý từ cam kết của họ đối với lời mời gọi từ phía Trung Quốc và phát tín hiệu cho các đồng minh phương Tây biết để quan tâm hơn tới các lợi ích chính đáng của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà quyết định đảo ngược cam kết với Trung Quốc của Thổ Nhĩ Kỳ lại được đưa ra sau hội nghị G20. Những cuộc tấn công khủng bố ở Paris diễn ra ngay trước thềm hội nghị đã làm tăng tình đoàn kết trong nội bộ khối, buộc NATO cân nhắc lại vai trò của mình ở Trung Đông. Trong bối cảnh đó, bước thay đổi của Thổ Nhĩ Kỳ giúp đảm bảo họ vẫn nhận được những hỗ trợ cần thiết. Ngoài ra, vị thế đàm phán của họ cũng gia tăng và NATO đã có các chiến lược phù hợp hơn với lợi ích an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định và cũng không có khả năng chơi khăm NATO. Việc một quốc gia vốn chịu sự phụ thuộc vào dữ liệu radar của NATO như Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư hàng tỷ USD cho một hệ thống không tương thích với lá chắn phòng thủ chung là điều không hợp lý. Thực chất, họ chỉ muốn giành một tiếng nói lớn hơn trong khối và bản hợp đồng với Trung Quốc là công cụ thực hiện mục tiêu này.
Theo giới quan sát, giờ đây, khi nhận thấy NATO coi trọng mình hơn và việc tìm kiếm một vị thế bình đẳng trong liên minh xuyên Đại Tây Dương được đáp ứng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng bước giảm dần các nỗ lực xúc tiến bản thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc.
Những tranh cãi liên quan đến thỏa thuận tên lửa Trung Quốc là một lời cảnh báo đối với cách mà NATO can dự vào Thổ Nhĩ Kỳ. Phương Tây cần lôi kéo chứ không nên khiến Thổ Nhĩ Kỳ xa lánh vì thái độ không coi trọng lợi ích an ninh, kinh tế, chính trị của nước này, ông Kibaroglu nhấn mạnh.
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên hôm nay phóng một tên lửa tầm xa. Tên lửa được phóng từ phía tây Triều Tiên, bay qua đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản, nhưng Tokyo không bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng, đài NHK của Nhật đưa tin.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ban đầu đưa tin tên lửa dường như đã tách thành công hai tầng đẩy đầu tiên, tuy nhiên, sau đó họ viết rằng vụ phóng có thể đã thất bại nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. Chính phủ Hàn Quốc chưa xác nhận thông tin này.
"Chúng tôi phát hiện một vụ phóng từ Triều Tiên. Đánh giá ban đầu của chúng tôi là nó không đặt ra mối đe dọa cho Mỹ và các đồng minh", một quan chức quốc phòng Mỹ nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên án vụ phóng của Triều Tiên là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và nói rằng đây là "hành vi vi phạm rõ ràng" các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Khi công bố kế hoạch phóng hồi đầu tuần, Triều Tiên nói rằng tên lửa mang theo vệ tinh và khẳng định chương trình không gian của nước này hoàn toàn vì mục đích khoa học. Tuy nhiên, một số quốc gia nghi ngờ vụ phóng này là vỏ bọc cho việc thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo. Liên Hợp Quốc đã cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ này và áp đặt các lệnh trừng phạt từ tháng 12/2012.
Triều Tiên hôm 5/1 thông báo nói rằng họ chưa bao giờ dọa tấn công Seoul bằng vũ khí hạt nhân và việc sở hữu bom hạt nhân là vì mục đích tự vệ chống Mỹ. Bình Nhưỡng kêu gọi Washington từ bỏ chính sách thù địch và lần thử bom nhiệt hạch ngày 6/1 là hành động răn đe đối với "âm mưu tấn công hạt nhân của Mỹ".
Ngoại trưởng Syria: Nước ngoài xâm lược Syria sẽ ra về trong quan tài
Phát ngôn của Ngoại trưởng Syria ý nhắm đến kế hoạch triển khai bộ binh của Ả Rập Xê Út và Bahrain mới đây - Ảnh minh hoạ: AFP
Ngoại trưởng Syria ngày 6.2 cảnh báo bất cứ lực lượng bộ binh nước nào xâm nhập lãnh thổ Syria trái phép sẽ phải ra về trong… quan tài.
Iran nói Ả Rập Xê Út đưa bộ binh sang Syria là 'tự sát'
Ông Mohammad Ali Jafari, Chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran nói Ả Rập Xê Út không đủ dũng khí đưa bộ binh sang Syria - Ảnh: Reuters
Ả Rập Xê Út sẽ không đủ dũng khí để thông qua quyết định đưa bộ binh sang Syria, và nếu có vào tới nơi cũng sẽ bị quét sạch, Reuters dẫn lời chỉ huy quân đội Iran.
Đây được xem là phản ứng đầu tiên của Iran sau khi Ả Rập Xê Út hôm 4.2 tuyên bố sẵn sàng đưa bộ binh sang Syria để tiêu diệt tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Ả Rập Xê Út đã đưa ra tuyên bố như vậy, nhưng tôi không nghĩ họ đủ dũng cảm để làm điều đó... Thậm chí cả khi đã gửi bộ binh sang, họ chắc chắn bị đánh bại... Điều đó tương tự một hành động tự sát vậy”, Reuters ngày 6.2 trích phát biểu của ông Mohammad Ali Jafari, Chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Iran xem Ả Rập Xê Út là đối thủ trong khu vực này. Bản thân Tehran cũng đã triển khai các hoạt động quân sự ở Syria để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khi đó, Ả Rập Xê Út cũng như Mỹ cho rằng cuộc chiến suốt 5 năm ở Syria chỉ kết thúc nếu ông al-Assad từ chức.
Riêng Iran và Ả Rập Xê Út, mối quan hệ của họ tiếp tục sóng gió trong thời gian gần đây. Hồi tháng 1.2016, hai bên đã khẩu chiến sau khi Ả Rập Xê Út xử tử hàng loạt 47 tử tù, trong đó có giáo sĩ nổi tiếng Nimr al-Nimr, nhân vật được người Iran rất quý trọng
Somali xác nhận máy bay chở khách bị đánh bom
Bộ Giao thông và Hàng không Somalia cho biết vụ nổ làm thủng một lỗ ở phần thân chiếc máy bay của nước này tuần rồi là do bom gây ra với mục đích giết mọi người trên máy bay.
Trả lời phỏng vấn tại một cuộc họp báo ngày 6-2, Bộ trưởng Ali Ahmed Jamac cho biết: "Chúng tôi có thể xác nhận một quả bom đã phát nổ trên chuyến bay của hãng Daallo Airlines. Quả bom được cài đặt để sát hại tất cả mọi người trên máy bay".
Vụ nổ ngày 2-2 làm một hành khách thiệt mạng và 2 người đã bị thương diễn ra ngay sau khi chiếc Airbus A321 của hãng Daallo Airlines cất cánh tại sân bay Mogadishu khoảng 15 phút. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp sau đó và 74 người trên máy bay được sơ tán an toàn.
Theo cảnh sát, thi thể người đàn ông thiệt mạng bị thổi tung khỏi máy bay qua lỗ thủng được tìm thấy ở thị trấn Balad nằm phía bắc Mogadishu. Người này cũng bị nghi là kẻ đánh bom tự sát.
“Đây là quả bom đầu tiên trong sự nghiệp của tôi và hi vọng cũng là cuối cùng - viên phi công Vlatko Vodopivec nói - Tình hình có thể tệ hơn nếu chúng tôi bay lên cao hơn”.
Theo ông Ali Ahmed Jamac, nhà chức trách đang truy lùng các nghi can. Theo AP, một nguồn tin tình báo cấp cao cho biết sáu nghi can liên quan đã bị bắt giữ dựa trên các hình ảnh từ máy quay tại sân bay.
Tuyên bố của chính quyền Somali đưa ra sau khi CBS News đưa tin một máy tính cá nhân có gắn kíp nổ đã gây ra lỗ thủng trên máy bay.
Các điều tra viên Mỹ cho rằng thủ phạm là nhóm phiến quân Hồi giáo Al-Shabaab nhưng nhóm này chưa lên tiếng về vụ việc.