Mỹ tính xây 5 cơ sở quân sự tại Philippines
Tập Cận Bình kêu gọi không chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên
Đài Loan động đất 6,4 độ richter, nhà 17 tầng đổ sập
Twitter lập nhóm săn lùng khủng bố, 'tuyên chiến' với IS
Tàu ngầm Nga hoạt động 'náo nhiệt' chưa từng có
Tin thế giới đọc nhanh trưa 06-02-2016
- Cập nhật : 06/02/2016
Báo Mỹ: Mật vụ Trung Quốc đang săn lùng Lệnh Hoàn Thành
Mật vụ Trung Quốc đang săn lùng Lệnh Hoàn Thành, người được cho đã tiết lộ với chính phủ Mỹ rất nhiều thông tin tối mật liên quan đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Hòa đàm Syria bị ngưng vì "sự leo thang của Nga"
Hôm 3-2, ông Staffan de Mistura, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ), tuyên bố ngừng nỗ lực tiến hành hòa đàm Syria sau khi quân chính phủ, được sự hỗ trợ của các cuộc không kích của Nga, đẩy mạnh tấn công phe nổi dậy ở mạn Bắc TP Aleppo.
Động thái quân sự trên đã chặn đường tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ đến phe đối lập ở TP Aleppo.
Một quan chức cấp cao LHQ khác cho biết chính "sự leo thang của Nga" là lý do chính khiến các cuộc hòa đàm bị đình trệ ít nhất tới ngày 25-2. “Sự leo thang quân sự của Nga ở Syria có nguy cơ phá hoại hoàn toàn các cuộcđàm phán. Chiến dịch không kích ngoài việc hỗ trợ quân chính phủ còn nhằm mục đích làm bẽ mặt phe đối lập trên mặt đất và tại Geneva” - quan chức này tiết lộ với Reuters.
Các bên không đạt được tiến triển đáng kể nào kể từ khi hòa đàm khởi động vào đầu tuần này ở TP Geneva – Thụy Sĩ và dự định kéo dài 3 tuần.
Đây được xem là những nỗ lực thương thảo đầu tiên nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria trong vòng 2 năm và là “cơ hội cuối cùng để quốc gia Trung Đông này tiến tới hòa bình”, theo lời ông Mistura. Hiện tại, LHQ cần sự giúp đỡ ngay lập tức của các nước liên quan, chủ yếu là Nga và Mỹ, để nối lại đàm phán.
Ông Mistura, trung gian hòa giải các vấn đề Syria của LHQ, phát biểu bên ngoài khách sạn Tổng thống Wilson ở Geneva- Thụy Sĩ hôm 3-1. Ảnh: Reuters
Hôm 2-2, phe nổi dậy ở TP Aleppo nói với các phái đoàn đối lập rằng họ sẽ ngưng đàm phán trong vòng ba ngày trừ khi chiến dịch của chính phủ Syria và Nga kết thúc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ra tuyên bố thúc giục chính phủ Syria và những người ủng hộ ngưng ném bom các khu vực do phe đối lập kiểm soát, nhất là tại TP Aleppo, và chấm dứt bao vây dân thường theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định ông “không tìm thấy bất cứ lý do nào" để dừng ném bom.
Nhóm phiến quân Mặt trận Levant cho biết máy bay Nga đã thực hiện hơn 500 cuộc tấn công trong ba ngày gần đây và phá vỡ được vòng vây quân nổi dậy ở các ngôi làng Nubul và Zahraa. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cũng xác nhận chiến đấu cơ Nga và Syria triển khai hàng chục cuộc không kích vào hai thị trấn Hayan và Hreitan, miền Bắc Aleppo, hôm 3-2.
Aleppo nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 50 km về phía Nam và là thành phố đông dân nhất của Syria trước khi xảy ra nội chiến năm 2011. Quân chính phủ và nổi dậy chia nhau kiểm soát thành phố từ năm 2012.
Trung Quốc kỷ luật hàng loạt quan chức
Trung Quốc vừa ra thông báo kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các tỉnh được coi là trọng điểm của nước này.
Công cuộc phòng chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" ở Trung Quốckhông có dấu hiệu ngưng nghỉ. Trong hai ngày 3 và 4 tháng 2, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã ra thông báo kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các tỉnh được coi là trọng điểm của nước này.
Tối qua ( 4/2), Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã ra thông báo cách chức Chủ tịch kiêm Phó bí thư tỉnh uỷ tỉnh Tứ Xuyên Nguỵ Hồng (Wei Hong), do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - một cụm từ thường được dùng để chỉ hành vi tham nhũng của các quan chức Trung Quốc.
Thông báo cho biết, ông Nguỵ Hồng không trung thành và không trung thực với Đảng, không chịu sửa chữa sai lầm. Bên cạnh đó, ông Ngụy Hồng còn có hành vi cản trở điều tra và không chịu nhận tội, vi phạm nghiêm trọng quy tắc về chính trị và tổ chức của Đảng. Ngoài ra, còn bị phát hiện can thiệp vào các hoạt động tư pháp.
Ông Ngụy Hồng bị cách mọi chức vụ Đảng và sẽ bị giáng chức xuống hàm phó vụ trưởng và không được lãnh đạo. Cũng trong tối qua, Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo tiến hành điều tra đối với Phó chủ tịch tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Khang (Liu Zhi Kang) cũng do vi phạm "kỷ luật nghiêm trọng".
Trước đó, ngày 3/2, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã ra thông báo khai trừ Đảng và cách chức nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Nhân đại - tức Hội đồng Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang Cái Như Ngần (Gai Ruyin) do vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, chống đối việc điều tra của tổ chức; vi phạm nghiêm trọng 8 điều quy định của Trung ương, lợi dụng chức vụ nhận hối lộ... ông Cái Như Ngần sẽ bị tịch thu số tài sản có được do tham nhũng, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật).
Mỹ: Nhiều người lao động sợ bị mất đi công ăn việc làm vì TPP
Ngày 4/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra thông cáo ca ngợi việc 12 nước ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ sớm phê chuẩn để TPP có hiệu lực.
Chỉ ít giờ sau khi ký TPP, Tổng thống Obama đã mau chóng bày tỏ thái độ mãn nguyện, ca ngợi thỏa thuận đã "tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ ở nước ngoài và tạo công ăn việc làm tại Mỹ."
Vốn dĩ đã gây chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội, nay đang trong mùa bầu cử tổng thống, hiệp định TPP sẽ còn gặp nhiều trúc trắc ở Mỹ khi phe phản đối vẫn còn đông và phe ủng hộ thì lại muốn phê chuẩn chậm lại.
Nếu như phe Cộng hòa về nguyên tắc vẫn ủng hộ tự do hóa thương mại với việc ban đầu đã thúc đẩy thủ tục đàm phán với cách biểu quyết đơn giản là chống hay không, nhưng giờ đây dường như lại tỏ ra không mấy vội vàng.
Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell muốn hoãn lại việc phê chuẩn hiệp định cho tới tận sau ngày bầu cử tổng thống 8/11 tới. Mục đích là để tước đi cái gọi là "chiến thắng" của ông Obama.
Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman ủng hộ nhanh chóng thông qua hiệp định, nhấn mạnh rằng việc phê chuẩn chậm trễ sẽ làm Mỹ thiệt hại khoảng 100 tỷ USD.
Trong khi đó, đảng Dân chủ vẫn chống lại thỏa thuận, còn các công đoàn lo ngại TPP sẽ làm mất đi công ăn việc làm tại Mỹ.
Hai ứng viên tổng thống trong đảng Dân chủ, thượng nghị sỹ Bernie Sanders ngay từ đầu đã phản đối TPP kịch liệt, còn bà Hillary Clintonkhi còn là ngoại trưởng thì bảo vệ hiệp định, nhưng giờ đây chiến dịch tranh cử buộc bà trở thành người phản đối gay gắt.
Trung Quốc đang tiến hành đánh giá về Hiệp định TPP
Ngày 4/2, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết nước này sẽ tham gia tích cực và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do khu vực mang những đặc tính minh bạch, thông thoáng và toàn diện.
Tuyên bố của MOC nêu rõ bộ này đã chú ý sự kiện ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang cân nhắc về thỏa thuận thương mại khu vực mà Trung Quốc chưa ký kết này.
MOC đánh giá TPP là một thỏa thuận có phạm vi rộng, và Trung Quốc đang nghiên cứu, tiến hành đánh giá về thỏa thuận này.
MOC đưa ra tuyên bố trên sau khi đại diện thương mại của 12 nước cùng ngày 4/2 đã chính thức ký TPP tại New Zealand.
Theo tuyên bố của MOC, Trung Quốc hy vọng các thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bổ trợ lẫn nhau và cùng đóng góp cho thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế của khu vực.