tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 05-02-2016

  • Cập nhật : 04/02/2016

Mỹ cần đầu tư công nghệ cao để theo dõi Trung Quốc ở Biển Đông


Mỹ cần chi thêm ngân sách cho các loại vũ khí và thiết bị quân sự công nghệ cao để theo dõi và giám sát các hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong một cuộc trò chuyện hôm 2.2 tuyên bố rằng Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc chế tạo những loại vũ khí và thiết bị quân sự công nghệ cao để đối phó với Trung Quốc, theo chuyên san ForeignPolicy.
“Chúng tôi đang thực hiện các kế hoạch đầu tư này; như các bạn thấy, chi tiêu ngân sách quốc gia đặc biệt hướng vào việc ứng phó với sự phát triển của quân đội Trung Quốc”, ông Carter phát biểu.
Để đối phó sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, bao gồm tên lửa tiêu diệt tàu chiến và chiến tranh trên mạng, ngân sách quốc phòng đang được đề nghị của Mỹ cho năm 2017 sẽ bao gồm những khoản chi tiêu khá tốn kém về an ninh trên không gian mạng, hỏa lực mạnh hơn cho tàu ngầm, tàu điều khiển bằng robot cũng như tên lửa đánh chặn mới trên tàu chiến, theo Foreign Policy.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Carter nói rằng Nga và Trung Quốc đang "phát triển các loại vũ khí và loại hình chiến tranh nhằm có thể đạt được mục đích nhanh nhất trước khi chúng ta (Mỹ) kịp phản ứng".
Từ đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng chi tiêu cho quân sự sẽ ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu đối phó mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.
bo truong quoc phong ashton carter noi my can cong nghe cao de giam sat trung quoc o bien dong - anh: afp

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói Mỹ cần công nghệ cao để giám sát Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết chính sách đối ngoại mà Trung Quốc đang sử dụng ở Biển Đông như xây dựng đảo nhân tạo phi pháp, đóng tàu chiến và xây cảng nước sâu khiến nhiều nước trong khu vực  "xa lánh" nước này. Nhưng đó là cơ hội tốt cho Washington thắt chặt hơn mối quan hệ với đồng minh cũ và với cả đối tác mới.
Khi được hỏi về cuộc tuần tra của tàu khu trục USS Curtis Wilbur hồi tuần qua áp sát đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp), Bộ trưởng Carter cho biết nước Mỹ "phải phản ứng” và “sẽ tiếp tục bay, điều tàu và hoạt động trên vùng biển quốc tế theo định kỳ” bất chấp phản ứng của Bắc Kinh.

Tổng thống Putin chuẩn bị tư nhân hóa doanh nghiệp Nga

tong thong nga vladimir putin - anh: reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters


Khủng hoảng kinh tế Nga đang nghiêm trọng đến mức Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện hy vọng có thể bán cổ phần trong các doanh nghiệp được đánh giá cao nhất đất nước để có thêm tiền.
Theo CNN, Tổng thống Putin đã thảo luận về kế hoạch tư nhân hóa với các quan chức Nga hôm 1.2, cho hay chuyện bán cổ phần nên được tiến hành nhanh chóng song không đồng nghĩa với việc đưa ra “mức giá quá thấp”. Các doanh nghiệp chiến lược quan trọng sẽ không được bán và những người chủ mới của các công ty Nga phải ở trên đất Nga, ông Putin cho biết.
Hãng hàng không Aeroflot, tập đoàn dầu khí Rosneft, công ty viễn thông Rostelecom, hãng vận chuyển hàng hải Sovkomflot và công ty thủy điện nhà nước RusHydro là vài trong số các doanh nghiệp có thể được xem xét để tư nhân hóa, theo thông báo của chính phủ Nga đưa ra hôm 2.2. Hiện tại, chính phủ đang nắm giữ phần lớn cổ phần trong các công ty trên.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexey Ulyukayev cho hay chuyện tư nhân hóa không nên bị trì hoãn ra thêm, song ông cũng nói không có lý do gì để phải “hoảng loạn”, theo hãng thông tấn Tass.
Tờ Russia Today cho biết chính phủ Nga kỳ vọng sẽ nhận được hơn 1.000 tỉ rúp, tương đương 12,8 tỉ USD, từ vòng đầu tiên của chuyện tư nhân hóa doanh nghiệp quốc doanh.
Nước Nga hiện chật vật vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây và giá dầu thấp. Kinh tế nước này sụt giảm đến 3,7% trong năm 2015 và là một trong 10 nền thị trường mới nổi diễn biến tệ nhất năm qua.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng Nga sẽ suy giảm 1% trong năm nay. Chính phủ nước này đã và đang bị buộc phải cắt giảm chi tiêu. Thống kê chính thức cho thấy đang có hơn 20 triệu người Nga, tức gần 14% dân số, sống trong cảnh nghèo. Vào năm 2014, con số này chỉ là 16 triệu người.

Mỹ, Nhật, Hàn chỉ trích kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên

chinh phu trieu tien noi rang chuong trinh khong gian cua ho don thuan la khoa hoc, nhung cac nuoc cho do la hanh dong thu ten lua dan dao tra hinh - anh: afp

Chính phủ Triều Tiên nói rằng chương trình không gian của họ đơn thuần là khoa học, nhưng các nước cho đó là hành động thử tên lửa đạn đạo trá hình - Ảnh: AFP


Nhật Bản gọi thông tin về kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên là “hành động khiêu khích nghiêm trọng”, trong khi Mỹ yêu cầu các lệnh trừng phạt nặng tay hơn từ Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

“Nếu Triều Tiên vẫn phóng tên lửa, họ sẽ vi phạm một cách rõ ràng nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và đó là hành động khiêu khích nghiêm trọng”, AFP dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sáng 3.2.

Trước đó, ngày 2.2, Tổ chức Hàng hải quốc tế cho biết đã nhận được thông báo từ Triều Tiên rằng Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh quan sát trái đất từ ngày 8.2 đến 25.2.

Triều Tiên trước giờ vẫn tuyên bố những chương trình không gian của họ là hoạt động khoa học thuần túy. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cho rằng đó chỉ là những vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình. Các quan chức Mỹ nói rằng, với cùng một loại tên lửa mang vệ tinh ấy, Triều Tiên sau này sẽ sử dụng như một loại tên lửa tầm xa.

Ngoài Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt Hàn Quốc cũng lên án hành động của Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc nói rằng kế hoạch phóng tên lửa trên là “thách thức trực tiếp tới cộng đồng quốc tế”.

“Triều Tiên phải hiểu rõ rằng nếu họ phóng tên lửa tầm xa, đó sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên, đối với khu vực và cả thế giới. Họ phải dừng ngay kế hoạch của mình”, CNN dẫn lời Cho Tae-yong, Phó Giám đốc phụ trách an ninh quốc gia thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.

“Cộng đồng quốc tế xem các hoạt động tương tự từ phía Triều Tiên như là một sự khiêu khích vô trách nhiệm và vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế của họ”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng phản đối và nói hành động của Triều Tiên càng củng cố hơn cho việc Liên Hiệp Quốc trừng phạt nặng tay nước này.

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm Triều Tiên tiến hành phóng bất kỳ loại tên lửa đạn đạo nào, và áp đặt lệnh trừng phạt lên Triều Tiên vào tháng 12.2012 sau một vụ phóng tên lửa của nước này, theo AFP.


Singapore là nền kinh tế tự do thứ hai thế giới

Lần thứ 22 liên tiếp, Singapore được xếp thứ hai thế giới về mức độ tự do của nền kinh tế, theo tờ The Straits Times. 
Cụ thể, nước này đạt 87,8 điểm trong báo cáo Chỉ số Tự do kinh tế 2016 do Quỹ Heritage và báo The Wall Street Journal công bố, kém “quán quân” Hồng Kông 0,8 điểm.
“Dù tăng trưởng có chậm đi nhưng sự cởi mở với thương mại và đầu tư toàn cầu, môi trường quản lý minh bạch cùng quyền sở hữu tài sản được đảm bảo chắc chắn đã giúp khu vực kinh tế tư nhân của Singapore hoạt động linh hoạt và đầy sáng tạo”, báo cáo viết.
Trong khi đó, Mỹ lên 1 hạng từ vị trí thứ 12 năm ngoái nhưng điểm số lại giảm 0,8 điểm xuống còn 75,4 điểm.
“Các đánh giá về tự do lao động, tự do kinh doanh và tự do tài chính của Mỹ suy giảm đáng kể và gánh nặng quản lý đang ngày càng lớn”, theo báo cáo.
Trung Quốc tụt từ hạng 139 xuống 144, do “những vấn đề tồn tại dai dẳng về cơ cấu, khu vực tài chính do nhà nước kiểm soát cùng sự thiếu hiệu quả trong quản lý”. Ba nước xếp cuối cùng trong bảng Chỉ số Tự do kinh tế 2016 là Venezuela, Cuba và CHDCND Triều Tiên.

Ashton Carter: Nhiều nước hợp tác với Mỹ ngăn Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua cho rằng Trung Quốc đang tự cô lập mình khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực phải phản ứng. 
bo truong quoc phong my ashton carter hom qua noi ve ngan sach quoc phong. anh: afp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua nói về ngân sách quốc phòng. Ảnh: AFP

Foreign Policy dẫn lời Bộ trưởng Carter hôm qua cho rằng việc Trung Quốc cải tạo trái phép các đảo nhân tạo với đường băng và hải cảng ở Biển Đông gây quan ngại khắp khu vực, khiến các nước phản ứng, và một số nước hợp tác cùng Mỹ.

"Trên khắp khu vực, mọi người đang phản ứng", trong đó có các đồng minh truyền thống như Australia, Philippines và Nhật, ông Carter nói trong phiên trả lời câu hỏi sau bài phát biểu về ngân sách tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington. Ông Carter cho hay Việt Nam cũng mong muốn hợp tác với Mỹ trong vấn đề an ninh hàng hải.

Bộ trưởng Mỹ cho biết Trung Quốc đang tự cô lập mình, nhưng cách tiếp cận của Washington không phải là kích động Chiến tranh Lạnh trong khu vực. 

Khi được hỏi về việc các tàu chiến Mỹ tuần tra gần đảo và đá Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, ông Carter nói hoạt động này sẽ không ngừng lại. "Chúng tôi phải phản ứng", ông cho biết. "Chúng tôi sẽ di chuyển trên không và trên biển, hoạt động ở nơi luật quốc tế cho phép. Chấm hết". 

Ông Carter phát biểu chỉ vài ngày sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ USS Curtis Wilbur tiến vào phạm vi 12 hải lý gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tri Tôn là một cồn cát, có diện tích lớn thứ ba ở quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng công bố kế hoạch đầy tham vọng về chi tiêu quân sự, mua vũ khí cho năm tài khoá 2017, một phần nhằm kiềm chế Trung Quốc. "Tất cả việc đầu tư mà các bạn thấy trong ngân sách quốc phòng chúng tôi đang thực hiện cụ thể nhằm kiềm chế sự phát triển của quân đội Trung Quốc", Carter nói. 

Để ngăn chặn sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, trong đó có tên lửa chống hạm và hệ thống tác chiến điện tử, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị khoản ngân sách trị giá 582,7 tỷ USD để chi vào an ninh mạng, tăng cường hoả lực cho tàu ngầm, các tàu robot và tàu dưới nước mới, cũng như hệ thống chặn tên lửa mới lắp đặt trên tàu chiến Mỹ. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục