tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 09-05-2016

  • Cập nhật : 09/05/2016

Tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật thành tâm điểm cuộc gặp Abe-Putin

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/5/2016 tại thành phố Sotchi, bên bờ Hắc Hải, RFI đưa tin.
tong thong nga vladimir putin tiep thu tuong nhat ban shinzo abe tai sotchi, ngay 06/05/2016 - reuters/pavel golovkin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sotchi, ngày 06/05/2016 - REUTERS/Pavel Golovkin.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/5/2016 tại thành phố Sotchi, bên bờ Hắc Hải, RFI đưa tin.
Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên kể từ tháng 2/2014, nhân lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông, lãnh đạo hai nước đã trao đổi nhiều chủ đề, từ quan hệ quốc tế đến vấn đề kinh tế và đặc biệt là tranh chấp bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kuril do Nga kiểm soát, song Tokyo đòi chủ quyền.
Theo RFI, tại Tokyo cũng như tại Moscow, người ta cho rằng cuộc gặp gỡ giữa ông Shinzo Abe và ông Vladimir Putin không mang tính chính thức. Thủ tướng Nhật dừng chân tại Sotchi hôm thứ Sáu, trên đường về nước sau chuyến công du châu Âu.
Thế nhưng, báo chí Nga lại nhận thấy một dấu hiệu tích cực trong chuyến viếng thăm này. Trên tờ Kommersant, một nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng dựa trên mối quan hệ tốt với ông Putin, thủ tướng Shinzo Abe có thể đóng vai trò hòa giải giữa Nga và khối G7. Nhật Bản là nước tổ chức thượng đỉnh G7 vào cuối tháng Năm. Nga đã bị loại khỏi khối G8 vào năm 2014.
Tổng thống Nga phát biểu: Nhật Bản không chỉ là nước láng giềng của chúng tôi, mà còn là một đối tác rất quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các nhà quan sát, Tokyo và Moscow đều có chung lợi ích là kết hợp với nhau để cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thế nhưng, mối quan hệ song phương vẫn căng thẳng do một tranh chấp từ lâu liên quan đến quần đảo Kuril. Chủ đề này đã được hai nhà lãnh đạo đề cập trong buổi làm việc. Chính vì vụ tranh chấp này mà Nga và Nhật Bản đã không ký hiệp định hòa bình.
Trang mạng Japan Today, trích lời một quan chức đi cùng đoàn, cho biết thủ tướng Shinzo Abe và tổng thống Vladimir Putin đã hội đàm riêng trong vòng 30 phút. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tổ chức một cuộc họp cấp cao về tranh chấp lãnh thổ vào tháng 06/2016.
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản phát biểu: "Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán bằng một cách tiếp cận mới, không ràng buộc với các tư tưởng trong quá khứ".
Tuy nhiên, theo vị quan chức Nhật Bản tháp tùng đoàn, cách tiếp cận mới không đồng nghĩa với sự thay đổi lập trường của Nhật Bản trong việc tìm các giải pháp về vấn đề chủ quyền đối với bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kuril đang có tranh chấp mà Nhật Bản gọi là "Vùng lãnh thổ phương Bắc", gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan, cũng như quần đảo Habomai.
Moscow từng khiến Tokyo tức giận vì xây dựng nhiều công trình quân sự trong thời gian gần đây trên hai trong số bốn hòn đảo có tranh chấp. Thêm vào đó, việc thủ tướng Nga Dmitri Medvedev thăm một trong số bốn hòn đảo trên vào năm 2015 cũng khiến Tokyo không hài lòng.
Trong cuộc họp, tổng thống Putin cũng mời thủ tướng Abe tham gia Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (Eastern Economic Forum) được tổ chức vào tháng 09/2016 tại Vladivostok. Ông Abe tỏ ý sẵn sàng tham gia và nói rằng hợp tác Nhật-Nga tại vùng Viễn Đông Nga là rất quan trọng.
Trao đổi mậu dịch Nga-Mỹ đã giảm tới 31% trong năm 2015 do các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như do giá dầu giảm mạnh. Tờ Rossiiskaïa Gazeta nhận xét: "Doanh nhân và các ngân hàng Nhật Bản không vội đầu tư vào nền kinh tế Nga. Họ muốn chờ thời điểm tốt hơn".

Ứng cử viên tổng thống Philippines nghĩ gì về biển Đông?

Ngày 9-5 sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Philippines nhưng các ứng cử viên đều chưa có chính sách đối ngoại cụ thể, nhất là giải pháp giải quyết vấn đề biển Đông.

Báo Manila Bulletin đưa tin nhận định này đã được các chuyên gia nêu lên trong hội nghị với chủ đề “Đề xuất chính sách đối ngoại chiến lược cho tổng thống kế tiếp” do Hội đồng Quan hệ đối ngoại Philippines cùng ĐH Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức hôm 3-5 ở TP Pasig (Philippines).

Ông Lauro Baja, Chủ tịch Hội Các đại sứ Philippines, ghi nhận rất khó trả lời câu hỏi ứng cử viên nào có đường lối đối ngoại tốt nhất vì ông “chẳng nghe được gì” từ họ về cách xử lý vấn đề biển Đông cùng các vấn đề khác về quan hệ đối ngoại và ngoại giao. Ông Lauro Baja từng là đại sứ Philippines tại LHQ, người đã giúp ASEAN và Trung Quốc đạt được Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.

TS Alan Ortiz, Chủ tịch tổ chức San Miguel Global Power, nhận xét không nên xem nhẹ quan điểm của ứng cử viên hàng đầu Rodrigo Duterte (thị trưởng TP Davao) về vấn đề tranh chấp biển Đông. Trong vận động tranh cử cuối tuần trước ở Manila, ông này đã tuyên bố sẽ lái mô tô trượt nước đến bãi cạn Scarborough để cắm cờ Philippines nhằm khẳng định chủ quyền.

Dù vậy, tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 5-5 ghi nhận các nhà quan sát cho rằng ứng cử viên Rodrigo Duterte (71 tuổi) rất ngây thơ về âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Quan điểm của ông là đàm phán song phương với Bắc Kinh nếu trong vòng hai năm vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” hay việc tìm kiếm giải pháp đa phương không đạt kết quả.

The Diplomat cho rằng ý tưởng đàm phán song phương với Trung Quốc vừa ngây thơ vừa tự chuốc thất bại. Lâu nay các nước láng giềng với Trung Quốc luôn tìm kiếm giải pháp ngoại giao với Trung Quốc vì Bắc Kinh có bề dày lịch sử lớn hơn và có nhiều quyền lực hơn. Dù vậy, các nước láng giềng luôn vất vả bảo vệ quyền lợi một khi đàm phán song phương với Bắc Kinh.

Trung Quốc lúc nào cũng đòi đàm phán song phương trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông dù các nước láng giềng muốn thương lượng đa phương. Do vậy, nếu tính chuyện đàm phán song phương là trúng kế Bắc Kinh. Một khi đàm phán, Bắc Kinh sẽ giành lợi thế lớn vì Manila thiếu sức mạnh để gia tăng sức ép giành chủ quyền.

Tạp chí The Diplomat viết: “Philippines cần phối hợp với các nước đòi chủ quyền khác như Việt Nam và Malaysia… Vụ kiện Trung Quốc của Philippines có Việt Nam và Malaysia ủng hộ nhưng sự ủng hộ của các nước này chỉ có khi chiến lược của Manila là phản đối Trung Quốc. Vào lúc ông Duterte bước vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc, Philippines sẽ tách khỏi Việt Nam và Malaysia… Xem ra ông Duterte không nhớ điều này”.

Với chủ trương “chờ hai năm rồi đàm phán song phương” của ứng cử viên Rodrigo Duterte, Bắc Kinh sẽ hiểu chỉ cần chờ hai năm, Philippines tự tìm đến giải pháp Trung Quốc mong muốn là đàm phán song phương mà Bắc Kinh nắm lợi thế.

Ứng cử viên Rodrigo Duterte còn hứa sẽ dập tắt chuyện Philippines đòi chủ quyền ở biển Đông nếu Trung Quốc chịu chi tiền xây tuyến đường sắt quanh vùng Mindanao và các vùng khác giữa Manila và Bicol.

Tạp chí The Diplomat ghi nhận điều này cho thấy nhận thức về quân sự và ngoại giao của ông Rodrigo Duterte quá yếu. Báo nhận định dù Trung Quốc đầu tư lớn vào hệ thống đường sắt Philippines đi chăng nữa thì Philippines cần nhớ nếu Trung Quốc củng cố được vị trí ở biển Đông, họ dễ dàng triển khai sức mạnh chống Philippines và chống các nước đòi chủ quyền. Trung Quốc sẽ có thể tạo ra một thực tế mới thay thế mọi luật pháp quốc tế.(PLO)


Trung Quốc đón soái hạm Hạm đội 7 của Mỹ thăm Thượng Hải

Một tuần sau khi từ chối tàu sân bay USS John Stennis ghé Hồng Kông, Trung Quốc đã tổ chức lễ đón soái hạm Hạm đội 7 của Mỹ thăm Thượng Hải ngày 6-5.

trung quoc da to chuc le don soai ham ham doi 7 cua my tham thuong hai ngay 6-5 - anh: afp

Trung Quốc đã tổ chức lễ đón soái hạm Hạm đội 7 của Mỹ thăm Thượng Hải ngày 6-5 - Ảnh: AFP

Theo Reuters ngày 7-5, phát biểu trong chuyến thăm của soái hạm USS Blue Ridge đến thành phố Thượng Hải ngày 6-5, phó Đô đốc, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ, ông Joseph Aucoin khẳng định ông không biết tại sao Bắc Kinh lại từ chối cho biên đội tàu sân bay USS John Stennis cập cảng Hồng Kông.

Tuy nhiên, ông Aucoin gọi vụ việc chỉ là “trở ngại nhỏ” trong quan hệ Mỹ - Trung và rằng “mối quan hệ giữa hai quốc gia quan trọng hơn nhiều so với một chuyến viếng thăm” bị từ chối.

Phó Đô đốc cho rằng không nên để vụ việc cách đây một tuần ở Hồng Kông làm ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

Chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ cũng xác nhận hải quân Trung Quốc sẽ tham gia tập trận hải quân quốc tế mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) trong tháng 6 và 7 tới.

Hiện Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào về việc từ chối cho biên đội tàu sân bay USS John Stennis ghé Hồng Kông. Giới quan sát thì phỏng đoán, hành động này của Trung Quốc có thể là nhằm trả đũa việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter thăm tàu sân bay John Stennis khi nó đang tuần tra trên Biển Đông cách đây hai tuần.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc khước từ các tàu sân bay của Mỹ. Viết trên trang tin tức của Học viện Hải quân Mỹ, chuyên gia Sam LaGrone khẳng định giai đoạn từ năm 2007 đến 2014, Bắc Kinh đã bốn lần từ chối thẳng thừng việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hồng Kông và vụ việc hồi tuần rồi là lần thứ năm.

Theo chuyên gia này, trong bốn lần trước, lý do khiến Bắc Kinh từ chối chủ yếu xuất phát từ những bất đồng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ


Hải quân Mỹ lo không đủ khả năng theo dõi tàu ngầm Nga

Các quan chức quốc phòng Mỹ lo ngại các tàu ngầm mới của Nga ngày càng thách thức sự thống trị của hạm đội tàu ngầm nước này tại các đại dương.
hai tau ngam hat nhan trang bi ten lua hanh trinh nga hoi thang ba dau tai mot can cu o phia bac nuoc nay. anh: tass

Hai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình Nga hồi tháng ba đậu tại một căn cứ ở phía bắc nước này. Ảnh: TASS

"Chúng ta đang quay lại thời kỳ mà hải quân Mỹ buộc phải xem xét tới sự hiện diện của đối thủ mạnh, có khả năng thách thức chúng ta dưới nước. Ưu thế của chúng ta dưới biển không còn được đảm bảo chắc chắn như trước", phó đô đốc hải quân Mỹ Ollie Lewis khẳng định trên CNN hôm 6/5. 

Ông Lewis cho rằng các tàu ngầm lớp Virginia mới của Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tàu ngầm lớp Yasen hiện đại của Nga.

Michael Kofman, chuyên gia về quân đội Nga tại Trung tâm tư vấn Wilson tại Washington, đánh giá Yasen là lớp tàu ngầm có độ ồn thấp nhất mà Nga vận hành nên rất khó để giám sát chúng.

"Hải quân Mỹ không hoàn toàn chắc chắn họ có thể theo dõi được chúng", Kofman khẳng định, đồng thời giải thích rằng ông đang đề cập tới những thách thức nói chung trong việc theo dõi tàu ngầm và không bình luận cụ thể về khả năng của Hải quân Mỹ.

Chỉ huy tàu ngầm USS Missouri Fraser Hudson nhận định rằng những chiếc tàu ngầm mà hải quân Mỹ đang theo dõi ngày càng khó nhận biết hơn. Tàu ngầm Nga có hệ thống trang bị tiên tiến hơn, các tổ hợp tên lửa có thể tấn công trúng mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách rất xa.

Bên cạnh đó, các quan chức quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến sự gia tăng hoạt động của tàu ngầm Nga, đặc biệt tại khu vực Đại Tây Dương, nơi là hành lang đường biển quan trọng cho sự tăng cường lực lượng Mỹ tại châu Âu.


Mỹ “bật đèn xanh” cho phép bán 9 tỷ USD chiến đấu cơ cho 3 nước vùng Vịnh

Các Thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc cung cấp chiến đấu cơ trị giá 9 tỷ USD đến ba nước vùng Vịnh Ba Tư (Kuwait, Qatar và Bahrain), lo lắng rằng sự chậm trễ của Washington trong vấn đề này sẽ khiến các nước khách hàng quay sang mua máy bay của các đối thủ cạnh tranh, kể cả của Nga.
afp 2016/ sam yeh.

AFP 2016/ Sam Yeh.

Các Thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc cung cấp chiến đấu cơ trị giá 9 tỷ USD đến ba nước vùng Vịnh Ba Tư (Kuwait, Qatar và Bahrain), lo lắng rằng sự chậm trễ của Washington trong vấn đề này sẽ khiến các nước khách hàng quay sang mua máy bay của các đối thủ cạnh tranh, kể cả của Nga.
"Hoa Kỳ không nên bỏ lỡ cơ hội mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông và đảm bảo vị trí  thống lĩnh của công nghiệp Mỹ ở khu vực này, thua kém các nước cạnh tranh hoặc đối thủ của chúng ta",  báo Wall Street Journal trích dẫn đoạn thông điệp của các thượng nghị sĩ gửi chính quyền Tổng thống Barack Obama trong tháng Tư.
Theo dữ liệu của báo này, Mỹ sẽ cung cấp các chiến đấu cơ F-16 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cũng như máy bay F-15 và F/A-18 là sản phẩm của hãng Boeing.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục