tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 10-05-2016

  • Cập nhật : 10/05/2016

Nhật Bản coi ASEAN là đối tác quan trọng

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, trong chuyến thăm Thái Lan, ngày 2/5 đã có bài phát biểu về chính sách của Nhật Bản đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó đưa ra những ưu tiên của Tokyo trong hợp tác với các nước khu vực này thời gian tới.    

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo ông Kishida, với vị trí địa lý nằm ở trung tâm châu Á, kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là một thị trường lớn với dân số hơn 600 triệu người, ASEAN đã trở thành trung tâm của các hoạt động sản xuất chế tạo và tiêu thụ, một động lực chủ đạo của kinh tế thế giới. Tầm quan trọng của ASEAN không chỉ dừng lại ở kinh tế mà còn thể hiện ở việc khu vực này giữ vai trò trung tâm đối với hòa bình và thịnh vượng tại châu Á.

Ông Kishida khẳng định, Nhật Bản coi ASEAN là một đối tác quan trọng, đồng thời nói rằng Nhật Bản cam kết trở thành đối tác không thể thay thế của ASEAN trong nỗ lực khai thác hết các tiềm năng to lớn thông qua việc tận dụng “tính đa dạng” về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và tăng cường “sự kết nối” trong khu vực.  

Ngoại trưởng Nhật Bản nhấn mạnh sự ra đời của Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 là một dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của khu vực và Tokyo kiên định ủng hộ ASEAN nỗ lực xây dựng và hội nhập thành công Cộng đồng ASEAN cũng như đẩy mạnh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên.   

Ông Kishda khẳng định để khai thác triệt để tiềm năng trong khi tận dụng “tính đa dạng” của khu vực và tăng cường đoàn kết giữa các nước ASEAN, cần đẩy mạnh “sự kết nối” như đã được vạch ra trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2025 mà tổ chức này đã công bố hồi năm 2015 như là một định hướng xây dựng cộng đồng trong tương lai.

Đặc biệt, trong bối cảnh các nước Tiểu vùng sông Mekong luôn phải đối mặt với tình trạng hạn hán và lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, khiến các nước này không thể khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và xã hội, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ tham gia hỗ trợ các nước trong khu vực giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai thông qua nhiều chương trình, trong đó có việc hợp tác xây dựng năng lực và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.   

Nhấn mạnh vai trò tiên quyết của hòa bình và ổn định đối với sự thịnh vượng về kinh tế, Ngoại trưởng Nhật Bản nhìn nhận rằng ASEAN và các đối tác, trong đó có Nhật Bản đang phải đối mặt với một loạt các thách thức an ninh như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và an ninh hàng hải.

Liên quan vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Kishida tuyên bố Nhật Bản phản đối các mưu toan đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông đồng thời kêu gọi sớm hoàn thành việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp trên Biển Đông.


Trung Quốc loay hoay tìm cách đối phó phán quyết của trọng tài quốc tế

Các đại sứ Trung Quốc mở chiến dịch ngoại giao phản bác phán quyết về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn”.

Trung Quốc (TQ) tiếp tục mở chiến dịch phản công ngay trước khi Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye công bố phán quyết về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn”.

Đài Truyền hình Trung ương TQ đưa tin ngày 7-5, Hiệp hội Luật quốc tế TQ đã tổ chức hội nghị thường niên tại TP Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm) và đã đưa vụ kiện vào chương trình nghị sự. Hội nghị nhất loạt đưa ra chỉ trích cho rằngTòa Trọng tài thường trực không có quyền tài phán đối với tranh chấp biển Đông, bởi vậy TQ không tham gia vụ kiện.

GS Mã Trần Nguyên ở ĐH Chính trị học và Luật cho rằng vụ kiện trọng tài là sai trái vì Philippines đã phá vỡ thỏa thuận với TQ rằng tranh chấp phải được giải quyết qua đàm phán song phương để đơn phương xúc tiến vụ kiện trọng tài.

Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 6-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi khẳng định TQ sẽ không bao giờ công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực vì phán quyết này là bất hợp pháp.

Đại sứ TQ tại Philippines Triệu Giám Hoa cũng chỉ trích TQ đã sẵn sàng đàm phán song phương nhưng Philippines không đàm phán mà lại đi kiện ra Tòa Trọng tài thường trực.

Nhằm thổi phồng quan điểm phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực là vô giá trị, Tân Hoa xã ngày 7-5 đã đăng bài phỏng vấn đại sứ TQ tại Sri Lanka Dịch Tiên Lương. Ông Dịch Tiên Lương tố một số nước sử dụng Tòa Trọng tài thường trực và Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) “vì mục đích chính trị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích trái phép”.

Ông nói UNCLOS không phải là một cơ chế có thể giải quyết mọi vấn đề hàng hải vì “trong thực tế có nhiều tranh chấp hàng hải không được giải quyết thông qua UNCLOS” mà qua đàm phán.

Ông đổ trách nhiệm cho các nước ngoài khu vực kích động ở biển Đông để gây ra vấn đề giữa TQ với các nước trong khu vực.

uss-john-c-stennis04660466-1462752647727-80-0-937-1680-crop-1462752681154

Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis trên biển Đông ngày 25-4-2016. Ảnh: TIME

Trong khi đó, AP nhận định trong những năm qua, Philippines đã dựa vào Mỹ để đối phó với TQ.

Mỹ hy vọng tổng thống mới ở Philippines phải là người tiếp tục thực hiện đường lối chiến lược của Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino III. Đó là tăng cường thắt chặt quan hệ với Mỹ nhằm đối phó với hành động hung hăng của TQ.

Philippines đã chấp thuận mở cửa các căn cứ quân sự cho Mỹ sau 1/4 thế kỷ. Đây là cú hích để Mỹ mở rộng sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn TQ. Chuyên gia Marvin Ott, từng là nhà phân tích tình báo Mỹ, nhận định động thái của Philippines đã độc nhất vô nhị trong khu vực.

Hiện thời, ứng cử viên có thể tiếp nối các chính sách về biển Đông của Tổng thống Aquino là Mar Roxas, người được ông Aquino ủng hộ. Dù vậy, Phó Chủ tịch Trung tâm Vì tiến bộ Mỹ Vikram Singh nhận định bất kỳ ứng cử viên nào làm tổng thống Philippines cũng có thể trì hoãn các thỏa thuận về cho phép quân đội Mỹ đến các căn cứ ở Philippines, tuy nhiên họ sẽ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Washington để gây sức ép đối trọng với Bắc Kinh.


Trung Quốc tung “người vận chuyển khủng” tăng phạm vi tác chiến ở Biển Đông

Nhờ vận chuyển được nhiều loại tàu chiến hạng nặng, tàu nửa nổi nửa chìm Quang Hoa của Trung Quốc có thể tăng mạnh bán kính tác chiến của quân đội ở Biển Đông.

tau quang hoa roi au tau. anh: xilu

Tàu Quang Hoa rời âu tàu. Ảnh: Xilu

Trung Quốc vừa cho hạ thủy tàu nửa chìm nửa nổi Quang Hoa với tải trọng lên tới 90.000 tấn. Đây là chiếc tàu nửa chìm nửa nổi lớn nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những chiếc tàu cùng loại lớn nhất thế giới, đánh dấu bước phát triển mới vươn tới tầm tiên tiến của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.

Thời bình, tàu nửa chìm nửa nổi như Quang Hoa có thể vận chuyển tàu ngầm, giàn khoan dầu khí, kết cấu cầu đường siêu trường siêu trọng, các loại tàu cỡ lớn…

 

Nhưng khi chiến tranh xảy ra, tờ “Tin tức Thế giới” của Mỹ dẫn nguồn tin từ Trung Quốc cho hay hải quân Trung Quốc có thể trưng dụng tàu Quang Hoa để biến nó thành “mặt bằng’ triển khai tác chiến đổ bộ cơ động nhằm nâng cao năng lực tác chiến biển xa.

 

Ngoài ra, theo tờ “Thành báo” của Hong Kong (Trung Quốc), sau khi đưa vào sử dụng, tàu Quang Hoa có thể vận chuyển tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, tàu đổ bộ đệm khí 726 của Trung Quốc tới Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện có một số đảo, bãi bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp), neo đậu ở Đá Chữ Thập, giúp phạm vi tác chiến tăng lên, bao phủ khắp Trường Sa.

 

 
tau nua chim nua noi khang thinh cho tau ngam. anh: weibo

Tàu nửa chìm nửa nổi Khang Thịnh chở tàu ngầm. Ảnh: weibo

 

Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc có thể sử dụng tàu Quang Hoa hoặc những loại tàu nửa chìm nửa nổi khác làm căn cứ lâm thời, phát động tiến công đổ bộ lên các đảo bãi.  

Đầu thế kỷ này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Hà Lan chế tạo thành công tàu nửa chìm nửa nổi.

 

Sau đó, Trung Quốc đã dần nâng được tải trọng tàu nửa chìm nửa nổi do nước này chế tạo từ 20.000 tấn lên 50.000 tấn và hiện nay là 90.000 tấn.

 

Có thông tin nói rằng, Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu chế tạo tàu nửa chìm nửa nổi có tải trọng lên tới 100.000 tấn.


Tàu vũ trang Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản

3 tàu Hải cảnh Trung Quốc được trang bị súng đã đi vào lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku.

n

Tàu CCG số hiệu 31239 của Trung Quốc tại vùng biển gần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông ngày 3/3/2014. Ảnh: AFP/TTXVN

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 9/5, 3 tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Theo chi nhánh JCG khu vực số 11, có trụ sở tại Naha, tỉnh Okinawa, dường như một trong số các tàu nói trên của Trung Quốc được trang bị súng. Đây là lần xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thứ 12 của tàu Trung Quốc trong năm nay.


42% người dân Anh ủng hộ ở lại EU

Có 42% người dân Anh được hỏi cho biết họ ủng hộ việc ở lại Liên minh châu Âu (EU) trong khi số người mong muốn rời khỏi EU là 40%.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tờ “Thời báo” (The Times) của Anh ngày 9/5 đưa tin, 13% người dân nước này không biết sẽ bỏ lá phiếu “đi hay ở EU” trong cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào ngày 23/6 tới đây. Trong khi đó, 6% là không thể đưa ra quyết định của mình. 

Các con số trên được báo trích dẫn từ kết quả cuộc thăm dò dư luận do YouGov tiến hành cho kênh truyền hình ITV. Tuy nhiên, báo trên không đưa ra thời gian cụ thể tiến hành cuộc thăm dò này.

Theo một nghiên cứu công bố ngày 20/3 của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), việc rời khỏi EU - còn gọi là Brexit - sẽ tạo ra "cú sốc nghiêm trọng" cho nền kinh tế nước này, kèm theo đó là nguy cơ mất gần 1 triệu việc làm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Brexit sẽ khiến sản lượng kinh tế của Anh có nguy cơ tổn thất khoảng 100 tỷ bảng (tương đương 128 tỷ euro hay 145 tỷ USD) trong năm 2020 - tương đương 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm.

Bà Carolyn Fairbairn, Tổng giám đốc CBI nêu rõ: "Phân tích này chỉ rõ lý do tại sao việc rời khỏi EU sẽ là một đòn giáng thực sự vào các tiêu chuẩn sống, việc làm và sự tăng trưởng (của Anh). Ngay cả trong trường hợp khả quan nhất, điều này vẫn sẽ gây ra cú sốc nghiêm trọng tới nền kinh tế Anh". 

 
Theo đó, việc rời khỏi (EU) khiến Anh đánh mất 950.000 việc làm, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2020 của Anh sẽ cao hơn 2-3% so với việc ở lại EU.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục